Các ngành, địa phương ở tỉnh Gia Lai chú trọng xây dựng các mô hình giảm nghèo trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình chuyển đổi diện tích lúa bị thiếu nước tưới sang gieo trồng giống lúa thuần chất lượng cao An Sinh 1399 tại cánh đồng làng Amo, xã Bờ Ngoong.
Tham gia mô hình có 200 hộ người Jrai. Giống lúa này không chỉ cho năng suất 7-8 tấn/ha mà còn mang lại giá trị kinh tế cao, có khả chịu hạn, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn và phù hợp với khí hậu ở địa phương.
Ông Lê Sĩ Quý, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, cho hay: Mô hình đã tạo ra sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, giúp người dân nâng cao thu nhập. Nhờ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS. Năm 2023, huyện tiếp tục nhân rộng ra 60 ha trên diện tích đất thiếu nước tưới, đồng thời liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Ông Puih H'Men, Trưởng thôn Amo, phấn khởi nói: “Làng có hơn 100 hộ gieo sạ 12 ha giống lúa An Sinh 1399 do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cung cấp. Năng suất đạt 7-8 tấn/ha. So với các giống lúa được trồng trước đây thì giống An Sinh 1399 có năng suất và giá bán cao hơn”.
Từ năm 2011 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tiến hành khảo sát thực trạng hộ nghèo, từ đó xây dựng gần 500 mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lĩnh vực kinh tế và đời sống văn hóa-xã hội, với sự tham gia của trên 18.500 hộ DTTS.
Điển hình như: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thành lập được 196 mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch, xây dựng nông thôn mới”; Hội Nông dân tỉnh gắn việc thực hiện cuộc vận động với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; Đoàn Thanh niên với mô hình “Làng thanh niên 2 không, 2 có”...
Bên cạnh đó, thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kết hợp hỗ trợ cây-con giống, giúp nhau ngày công lao động đã tạo động lực cho các gia đình khó khăn từng bước vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh giảm còn 38.550 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, chiếm 10,06% tổng số hộ dân toàn tỉnh; trong đó có 34.387 hộ nghèo DTTS, chiếm 21,26% tổng số hộ DTTS.
Nhờ được các hội, đoàn thể hỗ trợ heo nái, cấp cây giống và hướng dẫn chăm sóc cà phê, lúa nước nên cuộc sống của 3 mẹ con chị Rcom HBế (làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) ổn định hơn trước. Hiện gia đình chị có 5 sào cà phê, 1 sào lúa nước, 3 con heo nái, 6 con heo thịt. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình chị thu về trên 20 triệu đồng/năm. Chị HBế cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của hội, đoàn thể mà mẹ con tôi có cuộc sống ổn định. Tôi phấn đấu ra khỏi danh sách hộ cận nghèo vào cuối năm nay”.
Còn ông Rơ Châm Hyut (làng Krái, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) thì cho hay: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Hàng ngày, tôi phải đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống. Vừa qua, gia đình được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng căn nhà. Gia đình tôi phấn đấu thoát nghèo vào năm tới”.
Ông Puih H'Men, Trưởng thôn Amo, phấn khởi nói: “Làng có hơn 100 hộ gieo sạ 12 ha giống lúa An Sinh 1399 do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cung cấp. Năng suất đạt 7-8 tấn/ha. So với các giống lúa được trồng trước đây thì giống An Sinh 1399 có năng suất và giá bán cao hơn”.
Từ năm 2011 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tiến hành khảo sát thực trạng hộ nghèo, từ đó xây dựng gần 500 mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lĩnh vực kinh tế và đời sống văn hóa-xã hội, với sự tham gia của trên 18.500 hộ DTTS.
Điển hình như: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thành lập được 196 mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch, xây dựng nông thôn mới”; Hội Nông dân tỉnh gắn việc thực hiện cuộc vận động với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; Đoàn Thanh niên với mô hình “Làng thanh niên 2 không, 2 có”...
Bên cạnh đó, thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kết hợp hỗ trợ cây-con giống, giúp nhau ngày công lao động đã tạo động lực cho các gia đình khó khăn từng bước vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh giảm còn 38.550 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, chiếm 10,06% tổng số hộ dân toàn tỉnh; trong đó có 34.387 hộ nghèo DTTS, chiếm 21,26% tổng số hộ DTTS.
Nhờ được các hội, đoàn thể hỗ trợ heo nái, cấp cây giống và hướng dẫn chăm sóc cà phê, lúa nước nên cuộc sống của 3 mẹ con chị Rcom HBế (làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) ổn định hơn trước. Hiện gia đình chị có 5 sào cà phê, 1 sào lúa nước, 3 con heo nái, 6 con heo thịt. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình chị thu về trên 20 triệu đồng/năm. Chị HBế cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của hội, đoàn thể mà mẹ con tôi có cuộc sống ổn định. Tôi phấn đấu ra khỏi danh sách hộ cận nghèo vào cuối năm nay”.
Còn ông Rơ Châm Hyut (làng Krái, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) thì cho hay: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Hàng ngày, tôi phải đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống. Vừa qua, gia đình được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng căn nhà. Gia đình tôi phấn đấu thoát nghèo vào năm tới”.
Ông Phạm Trần Anh, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, chia sẻ: Thời gian qua, Sở phối hợp với các ngành, địa phương triển khai một số mô hình giảm nghèo, tạo sinh kế, giúp người dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó, các hộ nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, hướng đến thoát nghèo bền vững.
“Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm nghèo năm 2023 và các năm tiếp theo, ngay từ đầu năm, Sở phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch giảm nghèo. Trong đó, tập trung phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan cũng như khả năng thoát nghèo của các hộ để xác định chỉ tiêu, địa chỉ cụ thể, đề ra giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Cùng với đó, thực hiện tốt công tác phối hợp để tập trung triển khai các mô hình có khả năng nhân rộng cao, hỗ trợ sinh kế giúp người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi, cải thiện thu nhập cho hộ nghèo”, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nhấn mạnh.