Xã hội

Hơn 850 triệu đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc ở Kon Tum học làm du lịch

Ngọc Khuyến 11/04/2024 - 07:32

19 học viên, phần lớn là thanh niên đồng bào dân tộc ít người đến từ 2 huyện Tu Mơ Rông và Đắk Hà ở tỉnh Kon Tum được tặng học bổng mỗi người 45 triệu đồng để học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch tại TPHCM từ ngày 10-4.

Đây là hoạt động với mục đích mang lại nguồn nhân lực du lịch chất lượng cho tỉnh, tạo điều kiện cho du lịch Kon Tum phát triển và góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân địa phương, được các chuyên gia du lịch và chính quyền hai huyện nói trên trình bày trong buổi lễ khai giảng khóa học sáng nay, 10-4 tại TPHCM. Số học bổng nói trên do các doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng.

Thông qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn dân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024 do Câu lạc bộ Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam thuộc Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam, phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, các trường đại học, cao đẳng du lịch thực hiện. Chương trình sẽ diễn ra trong 6 tháng, với tổng số 412 tiết học tại TPHCM và 3 tháng thực hành tại địa phương.

boiduongnguonnhanluckontum-3-1387x840.jpg
Các học viên đến từ huyện Đắk Hà và Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024.

Lớp bồi dưỡng sẽ giúp nhằm trang bị cho 19 học viên những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, cách thức làm du lịch cộng đồng tại địa phương, phương pháp xây dựng bài thuyết minh, kỹ năng thuyết minh, giới thiệu du lịch tại điểm đến. Sau khi được đào tạo sẽ trở thành những hướng dẫn viên, nhân viên các bộ phân kinh doanh, tổ chức tour, tổ chức sự kiện của các công ty lữ hành, nhân viên phát triển các dịch vụ tại các khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng…

Ông Nguyễn Ngọc Tấn, Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam cho bết: “Sau khóa đào tạo, các học viên sẽ trở về địa phương, ngoài việc trực tiếp phục vụ khách, họ sẽ là hạt nhân, truyền đạt lại kiến thức được học tập cho cộng đồng. Từ đó, nguồn nhân lực du lịch tại các địa phương càng được nhân rộng. Chương trình cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Đồng thời, đây là cơ hội giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số”.

boiduongnguonnhanluckontum-1-1392x928.jpg
Thác Siu Puông, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: Nguyễn Ban

Các chương trình đào tạo hướng đến việc khai thác các tiềm năng du lịch tại 2 huyện Tu Mơ Rông và Đắk Hà nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Bên cạnh đó, đây còn là hoạt động giữ gìn, bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa bản địa, các lễ hội truyền thống, nâng cao đời sống của người dân và địa phương, giúp các doanh nghiệp du lịch tại địa phương nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp và hướng đến phát triển du lịch bền vững.

Ông Phan Đông Nhựt, chuyên viên Phòng quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch, Sở Du lịch TPHCM, là chuyên gia của Sáng kiến Điểm đến An toàn (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn), cũng là Phó chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam, đơn vị trao học bổng và tổ chức khoá học nói trên.

Theo SGTT
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO