Kinh tế

Hội tụ tinh hoa làng nghề

D. Thảo 11/11/2023 - 16:31

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội từ ngày 9 đến 12-11. Festival đã trưng bày, giới thiệu đến du khách những sản phẩm làng nghề đặc sắc trên mọi miền đất nước.

e3ae863b-9980-4368-a6f1-e387181965e6.jpg
Hội chợ được phân chia thành các không gian trưng bày riêng biệt

Khu vực giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP, với quy mô 300 gian hàng trưng bày của hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp, được thiết kế đặc biệt, là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước, điển hình: Gốm sứ Bát Tràng; tơ tằm Mỹ Đức, thêu ren Thường tín, đồ gỗ Canh Nậu, tò he Xuân La, mây tre đan Phú Vinh, mây tre đan, dệt thổ cẩm Lâm Đồng; gỗ lũa, đá mỹ nghệ, trầm hương Quảng Nam; mỹ nghệ từ sò ốc Bà Rịa Vũng Tàu, mỹ nghệ đũa đước Cà Mau, mỹ nghệ từ dừa Bến Tre….

Hội chợ còn trưng bày nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm chủ lực và các sản phẩm tiềm năng của các địa phương trong cả nước, điển hình như: gạo tám Điện Biên, gạo nếp Tan Tú Lệ, Gạo ST24, gạo sạch Vị Thủy; mật ong nguyên sáp Hương tràm Hậu Giang; bột quế Văn Yên, miến đao Giới Phiên Yên Bái…

Ban Tổ chức đã phân chia thành các không gian trưng bày riêng biệt, gồm: Không gian sáng tạo Làng nghề Hà Nội với quy mô hơn 2000m2 trưng bày 80 gian hàng tiêu chuẩn được thiết kế đặc biệt mang đậm nét truyền thống. Không gian trưng bày giới thiệu và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với diện tích 450m2 tương đương 50 gian hàng nhằm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham gia Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023. Không gian trưng bày được thiết kế mở.

1728a842-d795-47dd-a40b-25e93d761b90.jpg
Hội chợ với quy mô 300 gian hàng trưng bày, được thiết kế đặc biệt

Bên cạnh đó là không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Quốc tế với quy mô 20 gian hàng, giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ, kết tinh văn hóa của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nước các nước: Lào, Indonesia, Thái Lan, Nga….

Ở không gian làng nghề di sản, có quy mô 25 gian hàng trưng bày, giới thiệu kết hợp trình diễn tại chỗ 25 nghề thủ công truyền thống của 19 tỉnh, thành phố đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, điển hình: Nghề thêu truyền thống ở Đông Cứu và nghề cốm Mễ Trì (Hà Nội); Nghề chạm bạc của người Nùng (Hà Giang), nghề mộc Kim Bồng và nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu (Quảng Nam); nghề làm nón lá Sai Nga (Phú Thọ); nghề dệt chiếu (Đồng Tháp); nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè, Trà Đông (Thanh Hóa); nghề dệt Dèng của người Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế);….

Ngoài ra còn có không gian trải nghiệm văn hóa ẩm thực OCOP vùng miền có quy mô 150m2 nhằm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, ẩm thực đặc sắc của các vùng miền địa phương nhằm tạo cơ hội cho khách hàng đến tham quan, giao dịch và tham gia các hoạt động của Festival. Khu thao diễn nghề thủ công mỹ nghệ tiêu biểu có quy mô hơn 100m2 được trang trí đặc biệt với các hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam.

Ban Tổ chức mời một số nghệ nhân tiêu biểu thao diễn tại chỗ một số nghề truyền thống như nghề gỗ mỹ nghệ, nghề thêu, nghề dệt lụa, nghề nón lá, nghề gốm, nghề đồng… mời một số nghệ nhân đạt giải tại Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Năm năm 2023 tham gia thao diễn, giới thiệu sản phẩm…

(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO