Đời sống

Để mỗi nghệ nhân sống được với nghề

Dương Thảo 10/11/2023 - 10:50

Trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2023, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã chủ trì tọa đàm gặp gỡ 100 nghệ nhân, thợ giỏi đại diện cho hơn 2.100 nghệ nhân, thợ giỏi và hơn 3.650.000 lao động trong khu vực làng nghề trong cả nước.

img-3829-6562.jpg
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp các nghệ nhân, thợ giỏi

Tại tọa đàm, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh cho biết, cả nước hiện có khoảng hơn 2.000 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo tiêu chí của Nhà nước, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận.

089baaa6-49c9-4aef-9d60-a802cbdd109a.jpg
Nghệ nhân thao tác công việc tại Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2023

Từ năm 2018, khi được Chính phủ giao quản lý Nhà nước về ngành nghề, làng nghề truyền thống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung phát triển khu vực này. Đến nay, hơn 800.000 cơ sở nghề là các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nghề sản xuất đã tham gia, trong đó có hơn 13.000 doanh nghiệp, hơn 11.000 hợp tác xã và tổ hợp tác.

Tại buổi gặp gỡ các nghệ nhân làng nghề cũng có cơ hội chia sẻ với người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và chia sẻ tâm tư nỗi niềm trăn trở gửi các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương để góp phần tháo gỡ khó khăn để phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

f387e4dd-9330-4ba3-a47d-c7ccbe59fa31.jpg
Rất nhiều nghệ nhân từ các làng nghề tham dự Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2023

Là người luôn trăn trở với nghề, ghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, làng nghề Mây tre đan Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội chia sẻ: Để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống đề nghị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các làng nghề và các nghệ nhân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu. Đồng thời, cần quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đội ngũ kế cận ở các làng nghề hiện nay.

Còn nghệ nhân Lê Văn Nguyên, làng nghề thêu Khoái Nội, Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội kiến nghị về mong muốn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ sớm có chính sách đặc thù đề xuất hóa đơn bán hàng tại thị trường nội địa cho những khách hàng là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Vì quy định hiện hành về chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào để có hóa đơn đang khiến các nghệ nhân làng nghề gặp khó về thủ tục này.

c6a0a406-14f5-49b2-9c51-c1efbd0fd361.jpg
Các nghệ nhân mong muốn tháo gỡ khó khăn cho những làng nghề truyền thống

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, làng nghề vừa mang tính kinh tế-xã hội, vừa có tính lịch sử, văn hóa. Do đó, đây không những là nơi bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, mà còn là góp phần bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần ổn định của người dân, cộng đồng.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng mong muốn các nghệ nhân đang tề tựu tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như hàng nghìn người đang hoạt động trong các làng nghề nhận thức rõ việc: Mỗi khi bán một sản phẩm làng nghề, người nghệ nhân đang bán đi một câu chuyện, một giá trị truyền thống sâu sắc.

Sau khi lắng nghe chia sẻ các nghệ nhân tham dự tọa đàm, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định rằng những nghệ nhân từ làng nghề truyền thống thực sự là vốn quý của xã hội.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị các làng nghề, đặc biệt là những sản phẩm của nghệ nhân và thợ giỏi.

48d08268-3927-40da-9d12-6d92d3be1147.jpg
Du khách thăm gian hàng tại Festival

Cùng với sự chủ động của các làng nghề, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kết nối doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm làng nghề. “Mỗi nghệ nhân, thợ giỏi có thể truyền cảm hứng cho những người lao động cùng tạo ra được sản phẩm làng nghề. Trong sản phẩm đó có bóng dáng của nghệ nhân làng nghề”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu và đặt câu hỏi: "Làm sao để những sản phẩm ở tỉnh Hà Giang, Tây Nguyên, Đồng Tháp, Long An đều được mọi người biết đến?".

c94f1242-b634-4d6e-ab76-a3bc6cff08c1.jpg
Nhiều người trẻ tham gia Festival

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Bảo tồn, gìn giữ, phát triển nghề truyền thống để truyền lại cho thế hệ mai sau là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Bộ trưởng mong muốn mỗi nghệ nhân, thợ giỏi cần tiếp tục trau dồi, nâng niu, trau chuốt, trân quý từng sản phẩm. Mỗi sản phẩm làng nghề phải kể được một câu chuyện mới thu hút, hấp dẫn khách hàng, từ đó phát huy, lan tỏa giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Trong thời gian tới, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các làng nghề. Đồng thời Bộ sẽ kết nối, hỗ trợ để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống thông qua các doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO