Chính sách

Xã Ngổ Luông đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc

Phương Linh 11/01/2024 - 09:12

Ngổ Luông là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm huyện 30 km. Xã có 351 hộ, 1.703 nhân khẩu, đồng bào dân tộc Mường chiếm trên 90%. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Ngổ Luông đã phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để chăm lo cho ĐBDTTS.

Để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU, Đảng ủy xã ban hành Kế hoạch số 31-KH/ĐU, ngày 28/7/2021, UBND xã xây dựng Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 31/8/2021 về việc triển khai thực hiện nghị quyết. Qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tạo sự đồng thuận, thống nhất hành động của nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS trên địa bàn.

snapedit_1704934871457.jpg
Người dân xóm Luông Cá, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) phát triển chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện phân cấp, mở rộng sự tham gia của người dân, từ năm 2021 đến nay, xã Ngổ Luông đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, tiểu dự án thuộc CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi; lồng ghép, phối hợp các CTMTQG khác để phát triển kinh tế địa phương, chăm lo, hỗ trợ ĐBDTTS ổn định cuộc sống. Năm 2022, tổng kế hoạch vốn được giao đối với xã trên 3,2 tỷ đồng (vốn đầu tư 1,8 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 1,3 tỷ đồng).

Năm 2023, xã được phân bổ nguồn vốn 2.072 triệu đồng CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi. Triển khai nguồn vốn, xã đã thực hiện dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân. Cùng với hỗ trợ trực tiếp cho các hộ khó khăn về nhà ở, xã đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng và các hạng mục phụ trợ cho 1 xóm đặc biệt khó khăn; cứng hóa đường nội đồng cho 1 xóm khó khăn về giao thông; duy tu, bảo dưỡng 3 công trình đường giao thông liên xóm.

Bên cạnh đó, xã triển khai dự án 3 về phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị. Theo đó, hỗ trợ vùng dược liệu quý với mô hình trồng sâm 7 lá. Năm 2023, từ nguồn vốn được phân bổ, xã tiếp tục hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý cho các hộ khó khăn.

Đồng chí Bùi Thu Thuỷ, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Ngổ Luông cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU đã góp phần nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhất là người dân trên địa bàn. Nhiều hộ tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, tham gia hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng các công trình công cộng, đường dân sinh. Trong giai đoạn 2021 - 2023, người dân đã hiến trên 3.000 m đất làm đường vào khu sản xuất, đóng góp 415 ngày công (trị giá trên 83 triệu đồng) xây dựng các công trình công cộng. Các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng các mô hình kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trên địa bàn xã đã có nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: chăn nuôi lợn bản địa, gà thả đồi, nuôi dê, trồng su su lấy ngọn...

Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU, trong thời gian tới, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Ngổ Luông xác định phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng thâm canh, nâng cao giá trị sản phẩm. Chú trọng phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gắn với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi những con có giá trị kinh tế cao như lợn bản địa, gà thả đồi, nhân rộng một số mô hình hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục thực hiện chủ trương của tỉnh về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khai thác tiềm năng, xây dựng sản phẩm hàng hoá như: chè Shan tuyết, lợn, gà bản địa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Báo Hòa Bình
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
65 năm Bộ đội Trường Sơn huyền thoại
65 năm trước, ngày 19/5/1959, Quân ủy Trung ương và Bác Hồ đã quyết định chính thức thành lập và giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác Quân sự Đặc biệt”- Đoàn 559 do Thượng tá Võ Bẩm làm Đoàn trưởng, có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho cách mạng miền nam. Vì nhiệm vụ bí mật và khó khăn, gian khổ không kể siết, hoạt động của Đoàn 559 luôn trong điều kiện “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO