Văn hóa

Trải nghiệm sắc màu văn hóa Gia Lai

PV 09/10/2023 - 13:53

“Sắc màu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển” số đầu tiên vừa được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức thành công, để lại nhiều ấn tượng cho người dân và du khách.

Theo ban tổ chức, chương trình trải nghiệm “Sắc màu Văn hóa Gia Lai – Bảo tồn và phát triển” sẽ được duy trì thường xuyên vào sáng chủ nhật hàng tuần tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Mỗi tuần, sẽ có một đoàn nghệ nhân của một địa phương tham gia trình diễn nhạc cụ dân tộc, tái hiện không gian văn hóa cồng chiêng.

Phát biểu tại buổi ra mắt, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng và ghi nhận những nỗ lực của Sở VH-TT&DL thời gian qua đã tổ chức nhiều hoạt động hết sức thiết thực, góp phần quan trọng trong giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Chương trình nhằm xây dựng mô hình trải nghiệm về văn hoá đặc thù các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp cộng đồng các dân tộc quảng bá, giới thiệu về văn hoá của mình đến người dân và du khách; góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống, phát triển du lịch địa phương.

Sau nghi thức ra mắt, lãnh đạo tỉnh, Sở VH-TT&DL cùng đông đảo người dân và du khách đã tham gia trải nghiệm múa xoang, hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng với đội nghệ nhân làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai.

Đây cũng là số đầu tiên của chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” với sự tham gia của đoàn 50 nghệ nhân Jrai của xã Ia Dêr (huyện Ia Grai). Các nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn cồng chiêng, các loại nhạc cụ dân tộc, tổ chức các trò chơi dân gian, chế biến ẩm thực truyền thống.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian, nghề đan lát, thổ cẩm… Người dân và du khách đã cùng hòa mình vào những vòng xoang, được nghệ nhân hướng dẫn trải nghiệm các loại nhạc cụ làm từ tre nứa như đàn t’rưng, klông put, klek klok…; tìm hiểu cách chế biến món lá, mì cà đắng xào lòng gà, nướng cơm lam ống nứa, công thức tẩm ướp món gà nướng từ gia vị địa phương để mang hương vị đặc trưng…

Tham gia trình diễn, nghệ nhân Puih Dup (làng Blang 3, xã Ia Der, huyện Ia Grai), cho biết: "Tôi và mọi người trong đoàn rất vui khi được tham gia chương trình, được thể hiện văn hóa của làng mình cho mọi người xem, trải nghiệm".

Nhiều du khách chia sẻ: Văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên rất đặc biệt. Trước đây, họ chỉ xem qua tivi, nay được trải nghiệm, nghe âm thanh vang vọng giữa đại ngàn thì cảm xúc hoàn toàn khác, mới lạ, cảm nhận được cái hồn, thần thái người Tây Nguyên phóng khoáng, dân dã, hào hùng, đậm chất sử thi Tây Nguyên.

Chương trình là một trong những hoạt động thiết thực thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023 của tỉnh.

Một số hình ảnh tại Chương trình:

sac-mau-van-hoa-gia-lai-khong-gian-van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen-2-8981-8227.jpg
Chương trình Sắc màu văn hóa Gia Lai tái hiện không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc Jrai.
1a.jpg
Các nghệ nhân hòa mình vào từng âm vang cồng chiêng, tiếng trống... tạo nên không gian rất tự nhiên, lôi cuốn.
3a.jpg
Cùng hòa mình vào những vòng xoang...
2a.jpg
Nhiều thanh thiếu niên tham gia biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
hoc-sinh-truong-tieu-hoc-kim-dong-huyen-ia-grai-xem-nu-nghe-nhan-bahnar-det-vai-anh-hoang-ngoc-7895.jpg
Nhiều học sinh được tìm hiểu nghề dệt của người Bahnar.
sac-mau-van-hoa-gia-lai-khong-gian-van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen-1-6088-42.jpg.jpg
Người dân và du khách có thể trải nghiệm văn hóa ẩm thực người bản địa, nhất là món cơm lam gà nướng.
(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO