Phát triển - Hội nhập

Thành phố Hà Nội quan tâm chăm lo đời sống đồng bào DTTS

Hải Thanh 15/12/2023 - 08:50

Thành phố Hà Nội là một trong số những địa phương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đến nay đã thực hiện được một số nội dung, bước đầu đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Thống kê năm 2019, trên địa bàn Thành phố có gần 108 nghìn người DTTS thuộc 50/53 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm 1,3% dân số toàn Thành phố. Đồng bào các DTTS sống quần cư thành thôn ở 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, dân số trên 55.000 người, chiếm 51% người DTTS trong toàn Thành phố.

Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đảm bảo, đầy đủ kịp thời, đặc biệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi của Thủ đô giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 (2021-2025) được triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng DTTS Thủ đô.

Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020. Năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS là 0,53%. Dự kiến năm 2023 là 0,42%; năm 2024, năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo DTTS theo chuẩn nghèo của Thành phố; Hà Nội hiện nay không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn. 100% xã có đường ô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hoá; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; Người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở yế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%.

50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hoá, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

ba-vi20230419145258.jpg
Đời sống đồng bào vùng dân tộc miền núi tiếp tục chuyển biến tích cực.

Trong giai đoạn 2021-2025 Thành phố đã ưu tiên dành nguồn lực lớn 2.144,523 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Đến nay đã bố trí 1.172,065 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện vùng đồng bào DTTS. Sau gần 3 năm triển khai nhiều dự án, công trình đầu tư thiết yếu thuộc các lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế, thủy lợi, văn hóa đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương vùng DTTS, miền núi và đồng bào DTTS khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng vào sản xuất, kinh doanh, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng bào DTTS.

Hà Nội biệt chú trọng đến công tác hỗ trợ đồng bào DTTS trên các địa bàn khó khăn, mở rộng sinh kế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từ đó nâng cao đời sống người dân, từng bước giảm nghèo.

Để triển khai, chính sách tín dụng ưu đãi từ chương trình DTTS cần kịp thời và hiệu quả. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp rà soát, tổng hợp, phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng, giúp đồng bào DTTS có nguồn vốn phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề, đẩy mạnh truyên truyền, tư vấn cho các hộ gia đình lựa chọn cách thức đầu tư phù hợp, từ đó vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Những chính sách vay vốn tập trung vào hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề; đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đối tượng vay là hộ nghèo DTTS hoặc hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã, thôn đặc biệt khó khăn…

Hà Nội cũng ưu tiên đầu tư hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh. Tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức thiết về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, sắp xếp, di dời, bố trí ổn định dân cư cư trú phân tán ở xóm vùng cao, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai.

Đồng thời, khôi phục bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa DTTS ở xã An Phú; tập huấn nâng cao đội cồng chiêng, đội nhạc cụ dân tộc, khôi phục bảo tồn lễ hội truyền thống người Mường;Quảng bá xúc tiến Du lịch hoa sen gắn với phát triển văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, miền núi được xây dựng vững mạnh, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi của Thủ đô được giữ vững.

hanoimoicomvn-uploads-images-tuandiep-2023-03-31-co-so-vat-chat-khang-trang20230902164106.jpg
Trường học ở các huyện miền núi Tp. Hà Nội được đầu tư khang trang.

Bên cạnh đó, công tác quán triệt, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã phát huy hiệu quả, với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chính quyền cơ sở, tạo dư luận tốt và sự đồng thuận cao của nhân dân và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô…

Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch 253, theo Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân, các địa phương cần rà soát các danh mục dự án đang và sẽ triển khai; bám sát tiến độ các dự án để bảo đảm chất lượng công trình. Đối với những dự án do huyện làm chủ đầu tư, cần chủ động giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền và báo cáo thành phố tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án và việc thanh, quyết toán theo đúng quy định. Đặc biệt là cần quy định rõ người, rõ trách nhiệm trong việc cam kết hoàn thành dự án đúng tiến độ và mang lại hiệu quả thiết thực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO