Gương sáng

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Lữ Phú 20/04/2024 - 09:25

Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

398-202404191911081.jpg
Hiện Moong Văn Sơn đã tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương từ các dịch vụ cơ khí, vận tải và xây dựng.

Anh Moong Văn Sơn chia sẻ: “Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên giá vật nuôi xuống thấp, trâu, bò thả rông, ít thức ăn, nên chất lượng vật nuôi ngày càng kém, nên anh chuyển sang mở các dịch vụ như: Cơ khí, vận tải và xây dựng. Mô hình dịch vụ cơ khí trừ đi các chi phí mua vật liệu mang lại nguồn thu từ 150 đến 200 triệu đồng mỗi năm, còn dịch vụ vận tải và xây dựng mỗi năm cũng thu nhập hơn 200 triệu đồng.”

“Từ các loại hình dịch vụ của gia đình đang thực hiện, ngoài mang lại thu nhập ổn đỉnh hơn cho gia đình, thì cũng giúp 11 lao động là các thanh niên có việc làm thường xuyên, với mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng mỗi tháng. Đây là các lao động địa phương, họ vừa học nghề, vừa có thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình”, anh Sơn chia sẻ thêm.

398-202404191911082.jpg
Bí thư Đoàn xã Mường Ải, Moong Bá Nghĩa đang chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình.

Mô hình phát triển kinh tế của Bí thư Đoàn xã Mường Ải, Moong Bá Nghĩa cũng là một trong những mô hình tiêu biểu của thanh niên trong lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế tại địa phương. Năm 2017, Moong Bá Nghĩa mới học ra trường, không có việc làm ổn định, gia đình lại thuộc diện hộ khó khăn. Được Sở khoa học Công Nghệ tỉnh Nghệ An hỗ trợ 4 con dê giống, Nghĩa đã chăm sóc, nhân giống phát triển thành gia trại chăn nuôi dê thương phẩm đạt giá trị kinh tế cao. Hiện gia đình anh thường xuyên duy trì chăn nuôi hơn 100 con dê, mang lại thu nhập ổn định từ 120 đến 150 triệu đồng mỗi năm.

398-202404191911083.jpg
Từ nguồn giống dê được hỗ trợ, nay gia đình anh Nghĩa luôn duy trì hơn 100 con dê.

Anh Moong Bá Nghĩa, Bí thư Đoàn xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn chia sẻ thêm: “Thời gian đầu nuôi vì chưa có nhiều kiến thức chăn nuôi, nên tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, sau nhiều đêm lần mò tìm hiểu trên mạng xã hội, để học hỏi kinh nghiệm và trồng thêm nhiều diện tích cỏ voi, trồng các giống cây dê thích để lấy lá cho dê ăn. Sau 5 năm đàn dê phát triển rất tốt, mỗi năm xuất bán 2 lần, mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng cho gia đình.”

Ngoài duy trì mô hình chăn nuôi dê đông nhất xã Mường Ải, gia đình anh Moong Bá Nghĩa cũng xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi với 8 ô chuồng, nuôi hơn 20 con lợn đen bản địa, tạo thêm thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng/năm cho gia đình.

398-202404191911084.jpg
Để đàn dê phát triển ổn định gia đình anh Nghĩa trồng thêm các loại giống cỏ, cây lấy lá cho dê ăn.

Ông Cụt Bá Nhâm, Chủ tịch UBND xã Mường Ải nói: Nhận thấy địa bàn xã Mường Ải, có khí hậu nắng nóng, khô, rất phù hợp để chăn nuôi và tăng đàn dê, Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ có các chính sách hỗ trợ thanh niên, nhất là chính sách vay vốn để các bạn trẻ nhân rộng mô hình và tập hợp thành các tổ hợp tác chăn nuôi dê, để tạo ra nguồn cung dê thương phẩm lớn hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn”.

Con đường khởi nghiệp, làm giàu của các mô hình thanh niên như anh Moong Văn Sơn, hay Bí thư Đoàn xã Mường Ải, Moong Bá Nghĩa đã thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên của tuổi trẻ, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của thanh niên, nhất là thanh niên vùng đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn. Họ là những người tiên phong trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi, tạo ra giá trị hàng hóa lớn, có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay chính trên mảnh đất quê hương nghèo khó.

398-202404191911085.jpg
Theo ông Cụt Bá Nhâm, Chủ tịch UBND xã Mường Ải, địa phương sẽ nhân rộng mô hình nuôi dê thương phẩm.

Ông Vi Thái Thuận, Bí thư Huyện đoàn Kỳ Sơn chia sẻ: “Thời gian qua, trên địa bàn đã có nhiều thanh niên đổi mới sáng tạo trong việc tìm kiếm hướng đi mới về phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất Kỳ Sơn, tiêu biểu như mô hình của anh Moong Bá Nghĩa, Moong Văn Sơn và Xeo Văn Ba, ở xã Bảo Nam. Trong thời gian tới Ban Thường vụ Huyện đoàn cũng như các sở, đoàn, hội tiếp tục định hướng các đoàn viên, thanh niên tiếp cận các tiến bộ KHKT để có nhiều hơn nữa các mô hình có giá trị kinh tế, hiệu quả, giúp gia đình các thanh niên không những giàm nghèo mà làm giàu bền vững hơn".

Theo https://baodantoc.vn
Copy Link
Copy Link
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO