Văn hóa

Tết Việt

Lê Thảo 31/01/2024 - 10:55

Tự ngàn đời nay, dân tộc ta đã có tết. Tết là sinh hoạt văn hóa tinh thần, qua đó thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc của người Việt.

398-202401310940051.jpg
"Sum vầy" - Ảnh: Quốc Bảo

Tết cũng là dịp làm ấm lại mối quan hệ giữa con người với con người; củng cố mối giao cảm giữa con người với tổ tông, nguồn cội; giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ.

Cuộc sống hội nhập hiện đại hôm nay đã làm thay đổi nhiều về lối sống sinh hoạt của người dân. Dẫu vậy, dân tộc Việt vẫn luôn lưu giữ một nền văn hóa tinh thần đặc biệt và một bản sắc riêng độc đáo của người Việt, nhất là mỗi khi xuân về, tết đến.

Tết là dịp để mọi người con dân nước Việt tưởng nhớ tổ tiên, nguồn cội với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Bởi vậy, dù giàu hay nghèo, tết đến, ai ai cũng nôn nao, mau thu xếp công việc mưu sinh của mình để “về quê ăn tết”; dù giàu hay nghèo, ai ai cũng mua chút quà tết đem về cho gia đình và không quên ít lễ vật dâng cúng tổ tiên, ông bà. Do vậy, ngày tết, bàn thờ tổ tiên là nơi quan trọng nhất để trang trí, chưng dọn để đón tết.

“Tết mà không thắp nhang, không trang hoàng trên bàn thờ thì chẳng còn gì là Tết” (nhà văn Sơn Nam). Đây là một nét đẹp của người Việt, khi tin rằng sau khi ông, bà, người thân của mình đã mất, nhưng linh hồn của họ vẫn ở trong gia đình và vào dịp giỗ, tết họ vẫn về sum vầy cùng con cháu.

398-202401310940052.jpg
Trang hoàng đón tết - Ảnh: Lê Thảo

Chiều 30 tết, nấu mâm cơm dâng cúng tổ tiên, con cháu xa gần tụ họp về, thắp nén hương trầm lên bàn thờ mời ông bà tổ tiên về đón tết cùng gia đình và lời cầu nguyện cho một năm mới bình an, cho cha mẹ già luôn mạnh khỏe, cho con cháu may mắn.

398-202401310940053.jpg
Mâm lễ cúng giao thừa - Ảnh: Lê Thảo

Linh thiêng và ý nghĩa nhất trong cái tết của người Việt vẫn là thời khắc giao thừa. Thời khắc giao hòa của đất - trời và con người để tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới với niềm tin và hy vọng mới cùng những hoài bão, ước mơ trong lời nguyện cầu về một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn thuận lợi.

398-202401310940054.jpg
Mai vàng khoe sắc đón xuân - Ảnh: Lê Thảo

Giao thừa cũng là thời khắc để xóa bỏ những gì không hay, không đẹp trong năm đã qua; để vui vẻ cùng chúc nhau những lời tốt đẹp nhất: Chúc cho ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi; chúc cho con cháu thảo hiền, học hành thành đạt; chúc nhà nhà, người người an khang, thịnh vượng.

Theo https://baobinhphuoc.com.vn
Copy Link
Copy Link
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO