Phát triển - Hội nhập

Tạo sinh kế ổn định cho người dân các huyện miền núi xứ Thanh

Thanh Phương 02/11/2023 - 08:58

Trong những năm qua, Thanh Hóa đã quyết liệt tập trung thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tạo sinh kế bền vững, ổn định cho người dân, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số. Qua đó giúp phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ biên cương.

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi và 4 huyện giáp ranh có xã và thị trấn miền núi, 2 huyện và thị xã có thôn miền núi. Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%.

Do đó, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, chương trình MTQG... luôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã làm thay đổi bộ mặt của các bản, làng.

img_1408.jpeg
Thanh Hóa quyết liệt triển khai các Chương tình MTQG.

Nhiều dự án, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS cũng đã được tích hợp vào Chương trình. Theo đó, nguồn vốn được giao trong năm 2022 và 2023, đối với vốn đầu tư, toàn tỉnh đã giải ngân được 117 tỷ 762 triệu đồng, (bằng 32,2% tổng vốn đã phân bổ chi tiết); Vốn sự nghiệp đã giải ngân được 20 tỷ 011 triệu đồng, bằng 6,6% vốn đã phân bổ chi tiết... Nhờ đó, tại các địa phương được thụ hưởng chính sách, nhiều công trình, dự án đã và đang được triển khai, trong đó, có những dự án đã hoàn thành, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào DTTS

Một trong những địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ này là huyện miền núi Lang Chánh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 28,88 triệu đồng. Dự kiến đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 25,27% năm 2022, giảm còn 19,49%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 28,55% (năm 2021 là 34,71%).

img_1406.jpeg
Tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Nhờ chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, Người có uy tín được động viên rất phấn khởi, tin tưởng chính quyền, nỗ lực phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu, tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, bản đoàn kết, cùng giúp nhau phát triển.

Trao đổi với PV, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình cho hay: Nhờ thực hiện có hiệu quả các dự án, chính sách dân tộc, chương trình MTQG...đến nay, diện mạo của các bản làng, vùng DTTS và miền núi ngày càng đổi thay; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng lên đáng kể. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo ở 11 huyện miền núi giảm 4,81% (từ 20% xuống còn 15,19%). Riêng tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 7,37 ( từ 27,23% giảm xuống còn 19,86%), vượt mục tiêu đề ra.

Trong quá trình triển khai các chính sách, trong đó có Chương trình MTQG 1719 vẫn còn một số khó khăn, nhất là một số dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình 1719 được phân bổ vốn nhưng chưa triển khai thực hiện, như Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất nước sinh hoạt; Tiểu dự án 1, Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.

img_1407.jpeg
Cán bộ, chính quyền địa phương chung tay cùng người dân thoát nghèo.

Tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình 1719 còn chậm; tỷ lệ giải ngân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với kế hoạch đề ra; nhất là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp.

Để tháo gỡ những khó khăn này, với vai trò là cơ quan Thường trực thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho tỉnh có đề xuất với Chính phủ, cho phép tỉnh sử dụng số kinh phí năm 2023 còn lại của Tiểu dự án 1, Dự án 3 về: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, là 53.391 triệu đồng để bố trí vốn hỗ trợ cho các đối tượng đã thực hiện bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng trên địa bàn vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa năm 2021 và 2022 còn thiếu chưa được phân bổ.

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, các chính sách đặc thù của tỉnh đã và đang tác động tích cực đến việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển bền vững vùng đồng bào ở khu vực DTTS và miền núi.

Cùng với đó, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã và đang tích cực thực hiện hàng loạt chính sách đang được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực như: "Đề án Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc"; Đề án "Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025"; Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững từ đó thay đổi toàn diện bộ mặt của các huyện miền núi cao, đời sống người dân được nâng lên rõ nét.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO