Bản sắc văn hóa

Phú Thọ: Phát triển du lịch song hành với phát huy văn hóa truyền thống

Đức Minh 10/12/2023 - 11:09

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã xây dựng và ban hành các kế hoạch nhằm đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 từ đó bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tương Chính phủ; Hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28/04/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Từ đầu năm 2023, Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương, các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc sở phối hợp trong việc triển khai thực hiện Dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ.

Bên cạnh đó thực hiện được các mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn liền với phát triển bền vững, tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong xã hội, tiếp tục củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

dam-ao-chau-phu-tho.jpg
Đầm Ao Châu được ví như Hạ Long trên cạn của Phú Thọ, nổi bật với màu nước trong veo mang một màu xanh ngát suốt 4 mùa trong năm

Tỉnh Phú Thọ đã thực hiện hỗ trợ tuyên truyền quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Điểm du lịch sinh thái cộng đồng Long Cốc xã Long Cốc, huyện Tân Sơn và Vườn quốc gia Xuân Sơn (tại xóm Lấp, xóm Dù). Hỗ trợ xây dựng 16 tủ sách cộng đồng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hàng loạt các nội dung cụ thể được Sở triển khai bao gồm: Bảo tồn lễ hội truyền thống Tết cơm mới tại khu di tích lịch sử Đình Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Khảo sát, điều tra, thống kê, thu nhập thông tin về lễ hội; Thuê chuyên gia nghiên cứu, tư vấn, xây dựng kịch bản, bảo tồn lễ hội truyền thống; Tổ chức trình diễn, tái hiện truyền thống; Tổ chức ghi hình, chụp ảnh và sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, giới thiệu lễ hội truyền thống; Xây dựng nội dung thuyết minh, hướng dẫn, chỉ dẫn tại điểm phục vụ khách du lịch; Xây dựng tờ rơi, sách ảnh giới thiệu lễ hội, di tích phục vụ tuyên truyền, quảng bá đến du khách về đầy đủ các nghi lễ và các hình thức diễn xướng, trò chơi dân gian như diễn tấu cồng chiêng, múa sênh tiền, trống đất, hát ví, kéo co, bắn nỏ...

Thành lập 127 CLB văn hóa dân tộc tại các xã, khu dân cư và trường học, đã bước đầu khôi phục trang phục dân tộc để cán bộ và nhân dân có thói quen mặc trang phục dân tộc trong các dịp lễ, hội; Tổ chức 02 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ); Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường trên địa bàn huyện Tân Sơn; Xây dựng mô hình tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa đặc thù các dân tộc thiểu số.

den-to-lac-long-quan-phu-tho.jpg
Đền quốc tổ Lạc Long Quân được thiết kế độc đáo, tọa lạc trên lưng rùa, là biểu hiện của sự linh thiêng và huyền bí hiếm có

Trong số đó lễ hội tiêu biểu của dân tộc Mường Thanh Sơn, phải nhắc đến lễ hội Tết cơm mới. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10.10 âm lịch hằng năm. Trước lễ vài ngày, các thanh niên chưa lập gia đình tập trung gặt lúa tại ruộng hương hỏa của nhà Mường, ông Lang (Mường) làm mâm cúng tạ ơn trời đất tại đình. Sau lễ cúng, các hộ mới được gặt lúa tại ruộng nhà mình, xay giã, nấu cơm mới, làm lễ cúng tổ tiên với ý nghĩa mời và cầu mong tổ tiên phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Việc phục dựng, bảo tồn Tết cơm mới của đồng bào dân tộc Mường nói riêng và bản tồn, phát huy lễ hội truyền thống nói chung là hoạt động nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc của các chủ thể văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan; khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc. Đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 2023, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần làm giàu thêm bộ sản phẩm du lịch địa phương. Đồng thời hoàn thành các mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả,

(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO