Bạn đọc Vương Xuân An ở xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hỏi: Việc bảo đảm dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã đạt được những kết quả tích cực trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Xin hỏi, hiện có chương trình, dự án nào hỗ trợ hiệu quả cho công tác này?
Trả lời: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vấn đề được đặt ra cấp thiết. Trong các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình), được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021, Dự án 7 được xây dựng, triển khai để góp phần giải quyết vấn đề này.
Dự án 7 về chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu cải thiện sức khoẻ của người DTTS về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ CSSK hiện đại; Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS&MN.
Đối tượng dự án hướng tới là người dân tại vùng đồng bào DTTS&MN, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi; Trung tâm y tế huyện; Cán bộ y tế, dân số; nhân viên Trung tâm y tế huyện; nhân viên trạm y tế xã, viên chức dân số xã; nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số; cô đỡ thôn bản.
Chương trình dự án tập trung vào các nội dung chính như: Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó bao gồm: Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện; Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn; Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã; Đào tạo y học gia đình cho nhân viên trạm y tế xã; Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản; Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm.
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS&MN bao gồm: Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào DTTS&MN; Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh; Ổn định và phát triển dân số của đồng bào DTTS tại vùng đồng bào DTTS&MN, khu vực biên giới; Nâng cao năng lực quản lý dân số; Phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào DTTS&MN.
CSSK, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS; CSSK, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em; Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về CSSK, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em.
Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn để thực hiện Dự án 7 là 2.093,181 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương là 1.496,692 tỷ đồng (gồm: Vốn đầu tư là 455,433 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 1.041,259 tỷ đồng). Ngân sách địa phương là 596,489 tỷ đồng.
Thực hiện dự án sẽ do Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện. UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án theo định kỳ, đột xuất.
Dự án án gồm các nội dung:
- Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó: Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện; Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn; Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã; Đào tạo y học gia đình cho nhân viên trạm y tế xã; Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản; Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm.
- Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh; Ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới; Nâng cao năng lực quản lý dân số; Phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- CSSK, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số: Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số; CSSK, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em; Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về CSSK, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em.