Văn hóa

Nét văn hóa độc đáo của làng quê Phong Lệ

Anh Đào 08/05/2024 - 14:14

Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đã tái hiện được nét đẹp của một không gian văn hóa truyền thống làng quê. Đây là Lễ hội có từ lâu đời và Phong Lệ cũng là làng quê duy nhất hiện nay tồn tại lễ hội tôn vinh trẻ mục đồng.

Sự kiện do Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tổ chức phục dựng nhằm tái hiện lại không gian văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương Hòa Vang, thu hút du khách, nhân dân tham gia, trải nghiệm, có những cảm nhận, được hòa mình vào không gian, các hoạt động diễn ra tại lễ hội.

Theo Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng Đinh Thị Trang, trong tâm thức của người dân làng Phong Lệ, Thần Nông là vị thần bảo trợ nông nghiệp, ban cho mùa màng tươi tốt, bội thu, nên cứ 3 năm 1 lần người nông dân tổ chức Lễ hội Mục đồng nhằm tạ ơn Thần. Chủ trì là các vị trưởng làng, đại diện các tộc họ và các chủ ruộng. Lễ vật cúng cũng đơn giản gồm: Hương đèn, hoa quả, trầu cau, rượu, đồ Thổ thần, xôi và gà luộc và các vật phẩm khác.

Vào ngày 1/4 âm lịch, các vị trong Ban quý tế và trẻ mục đồng tập trung tại đình, từ tinh mơ, đám rước khởi hành đến cồn Thần, nơi có tảng đá màu trắng nằm phía đông làng. Tại đây, người chủ tế làm lễ xin phép Thần giáng thế, cầu mong sự giúp đỡ của Thần cho “phong điều vũ thuận”, mùa màng bội thu. Sau đó, đoàn mục đồng cầm cờ nối đuôi nhau chạy quanh cồn Thần, rước Thần đi quanh làng rồi sau đó trở về làm lễ ở đình. Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội, vào đêm cuối có hát Mục đồng tạo cho không khí của lễ hội vui tươi, nhộn nhịp.

Nhưng kể từ Lễ hội Mục đồng năm 1936 (Bảo Đại năm thứ 11), hoạt động này bị gián đoạn suốt 70 năm, mãi đến năm 2007, lễ hội mới được phục dựng trở lại nhờ sự hỗ trợ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng và đóng góp của nhân dân. Lễ hội Mục đồng tiếp tục được chính quyền và người dân địa phương tổ chức vào các năm 2010, 2014, sau đó, vì nhiều nguyên nhân mà lễ hội không còn được duy trì.

Được biết, hiện nay chính quyền địa phương đã xây dựng đề án phục dựng lại Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ, cũng như quy hoạch, tôn tạo lại không gian văn hoá, di tích, di sản gắn với truyền thống lễ hội độc đáo này.

Phóng sự ảnh do phóng viên thực hiện ngày 7/5:

8-5-2-le-hoi.png
Cồn Thần - nơi có tảng đá trắng linh thiêng nằm ở phía tây làng Phong Lệ - từ địa điểm này, các nghi thức lễ cúng rước Thần nông được chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu giờ chính lễ. (Ảnh: ANH ĐÀO)
8-5-3-le-hoi.png
Ông Ngô Văn Thành và ông Ngô Tất Nhân, người làng Phong Lệ được các vị bô lão trong làng cắt cử làm nhiệm vụ chuẩn bị mâm cúng lễ tại cồn Thần. Hai ông cho hay, lễ vật cúng xin Thần đơn giản nhưng đủ đầy và trên hết là thể hiện tấm lòng của người dân làng Phong Lệ đối với Thần Nông, vì mùa màng tươi tốt và được mùa. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-4-le-hoi.png
Từ Đình Thần nông, đoàn rước Mục đồng bắt đầu di chuyển đi qua nhiều khu vực dân cư và ra cánh đồng làng, nơi cồn Thần với tảng đá trắng lớn. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-5-le-hoi.png
Tham gia đoàn rước Mục đồng, có rất nhiều người dân địa phương. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-6-le-hoi.png
Rất đông người dân địa phương theo dõi lễ rước Mục đồng. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-7-le-hoi.png
Trước đây, cồn Thần nằm gần Đình thần nông nhưng sau đó, do quá trình chỉnh trang đô thị, cồn Thần được di dời về vị trí mới nên việc rước Thần Nông phải di chuyển qua cầu và buộc đoàn rước lễ phải hạ thấp các cờ, phướn để đi qua. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-8-le-hoi.png
Đoàn rước Mục đồng di chuyển về đến cồn Thần và tại đây, nghi lễ rước Thần nông được tổ chức với phần lễ trang trọng, ý nghĩa. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-9-le-hoi.png
Các vị bô lão trong làng thực hiện nghi thức cúng rước Thần nông tại cồn Thần - Nơi có tảng đá trắng linh thiêng. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-10-le-hoi.png
Chủ trì là các vị trưởng làng, đại diện các tộc họ và các chủ ruộng. Lễ vật cúng cũng đơn giản gồm hương đèn, hoa quả, trầu cau, rượu, đồ Thổ thần, xôi và gà luộc và các vật phẩm khác. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-11-le-hoi.png
Tại đây, người chủ tế làm lễ xin phép Thần chứng giám, rồi cầu mong sự giúp đỡ của Thần cho “phong điều vũ thuận”, mùa màng bội thu. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-12-le-hoi.png
Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ vừa mang giá trị văn hóa truyền thống, vừa mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, di sản trên quê hương Phong Lệ. Ảnh ANH ĐÀO
8-5-13-le-hoi.png
Trẻ em và người già làng Phong Lệ hóa thân thành những mục đồng trong ngày lễ hội. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-14-le-hoi.png
Hình ảnh mục đồng chăn trâu trên cánh đồng được tái hiện tại không gian Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ năm 2024. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-15-le-hoi.png
Người dân, du khách cùng hòa vào không gian lễ hội Mục đồng. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-16-le-hoi.png
Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ hiện là lễ hội duy nhất tôn vinh trẻ mục đồng. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-17-le-hoi.png
Ngay sau lễ cúng thần nông, dân làng đốt đuốc và đoàn rước mục đồng tiếp tục di chuyển trở về đình Thần nông. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-18-le-hoi.png
Hình ảnh trẻ mục đồng với đèn lồng trên tay cùng tham gia lễ rước Mục đồng. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-19-le-hoi.png
Người dân làng Phong Lệ mong muốn Lễ hội Mục đồng sẽ được khôi phục hoàn toàn trở lại và sớm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp thành phố. Ảnh: ANH ĐÀO
8-5-20-le-hoi.png
Đình làng Thần nông - Nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người dân làng Phong Lệ với Lễ hội Mục đồng độc đáo và duy nhất tôn vinh trẻ mục đồng. Ảnh: ANH ĐÀO
(0) Bình luận
Nổi bật
Làm theo lời Bác Hồ dạy, đồng bào dân tộc thiểu số tích cực thi đua lao động sản xuất
Sinh thời, trong nhiều điện, thư, bài nói chuyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS): “Phải thi đua tăng gia sản xuất” (Thư gửi đồng bào Khu tự trị Thái - Mèo, ngày 7/5/1955)... để “cho mọi người được no ấm” (Thư gửi đồng bào Hòa Bình, ngày 27/11/1950).
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO