Đời sống xã hội

Mô hình Hội nàng dâu ở Quang Bình giúp nhau phát triển kinh tế

Ái Vân 14/10/2023 18:21

Là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Giang thành lập và phát triển mô hình Hội nàng dâu, đến nay, huyện Quang Bình đã có hơn 20 Hội nàng dâu của tất cả các dòng họ trên địa bàn huyện. Sự ra đời của Hội không những là cơ hội nuôi dưỡng tế bào tốt cho xã hội mà còn giúp nhau phát triển kinh tế, xoá bỏ hủ tục lạc ở địa phương.

Hội nàng dâu dòng họ Nguyễn Hoàng Lăng Quan ở thôn Hạ Thành, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình được thành lập từ năm 2013 và chính thức ra mắt năm 2015 với hơn 60 nàng dâu. Khi đi vào hoạt động, Hội đã đề các nội dung ra như: Giúp nhau trong dòng họ, xây dựng bảng quy ước giáo dục mọi người trong dòng họ tuân thủ gia phong, chấp nghiêm chủ tương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, động viên con cháu học tập, không vi phạm tệ nạn xã hội.

Qua thời gian hoạt động, thấy được sự hiệu quả của mô hình phát triển hội, chị em Hội nàng dâu Nguyễn Hoàng Lăng Quan mạnh dạn giúp nhau phát triển kinh tế.

Cụ thể, chị em trong hội tập trung đổi công giúp chị Hoàng Thị Luyến phát cây, chăm rừng - một công việc đòi hỏi cần nhiều nhân lực. Bằng hình thức đổi công lần lượt từ công việc định sẵn trong tuần hoặc trong mà mọi người đã lên kế hoạch. Với hình thức hỗ trợ như vậy, các chị đã tiết kiệm được số tiền để thuê người khoảng 5 đến 20 triệu đồng/1 vụ cấy hoặc một vụ chăm sóc rừng của chị em trong Hội.

1.-ngay-13-10-23.jpg
Ra mắt Hội nàng dâu họ Hoàng Bảo Quang của huyện Quang Bình, Hà Giang

Bà Hoàng Thị Cước, Trưởng Hội nàng dâu dòng họ Nguyễn Hoàng Lăng Quan, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình chia sẻ: Hội nàng dâu hoạt động từ năm 2015, hội có rất đông hội viên, dòng họ rất ủng hộ, giúp đỡ hội. Từ khi hoạt động đến nay hội hoạt động rất hiệu quả. Chuyện đổi công là một ví dụ, nếu không giúp nhau phát triển kinh tế thì các chị em trong hội đều phải thuê người làm từ phát rừng cho đến thuê cấy… một mình các chị sẽ không thể làm được vì diện tích rừng của các chị lớn. Từ những cách thức như vậy, bước đầu hội đã tiết kiệm được 24 triệu đồng.

Là việc làm ý nghĩa, thiết thực chị em trong hội đều nhìn thấy được lợi ích của nó. … Từ 5, 7 thành viên ban đầu, đến nay Hội nàng dâu của dòng họ Nguyễn Hoàng Lăng Quan đã có hơn 60 thành viên với các độ tuổi khác nhau. Để duy trì hoạt động hội, chị em tự nguyện đóng góp quỹ hội để dành cho việc thăm hỏi ốm đau. Còn một phần dành cho quỹ khuyến học, khuyến tài trong họ.

Ngoài ra, các nàng dâu trong Hội còn là những người giới thiệu, đưa sản phẩm của chị em trong hội sản xuất đến tay người tiêu dùng như Cơ sở sản xuất bún khô của gia đình chị Nguyễn Thị Trưởng. Hoạt động đã được 14 năm, cơ sở của chị Trưởng chỉ bán nhỏ lẻ các đơn hàng cho khách quen tại địa phương. Từ khi có sự giúp đỡ của hội nàng dâu giới thiệu sản phẩm qua những buổi sinh hoạt hội, tuyên truyền trên trang Facebook, zalo cá nhân của từng người trên mạng xã hội thì cơ sở bún khô của chị Trưởng được biết đến nhiều hơn. Trước kia, trung bình mỗi ngày chị bán được 40 kg bún khô, thì nay qua chị bán được 70 đến 80 kg bún mỗi ngày cho khách ở trong và ngoài huyện.

Những buổi sinh hoạt của Hội nàng dâu không chỉ xoay quanh việc nội trợ, nuôi con khỏe, dạy con ngoan mà giờ đây người phụ nữ trong gia đình cũng đứng lên làm chủ kinh tế, nâng cao trình độ, tự học tập, tham khảo cách thức phát triển các mô hình kinh tế, hướng đến lập thương hiệu và phát triển thương hiệu riêng.

Bên cạnh đó, chị em cũng trao dồi kiến thức, kỹ năng sống để đáp ứng yêu cầu hội nhập xã hội, nâng cao vị thế của mình trong thời đại mới. Ở những buổi sinh hoạt Hội nàng dâu cũng là nơi sinh hoạt văn hóa, gìn giữ và phát huy những bản sắc truyền thống từ lâu đời có nguy cơ bị mai một như: Các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian Túc mắc lẹng, cách đan lát vật dụng thủ công truyền thống.

Những buổi sinh hoạt Hội nàng dâu là nơi thi đua các phong trào lao động sản xuất, nơi chia sẻ việc gia đình, cùng nhau thực hiện việc xoá bỏ tập quán hủ tục lạc hậu, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang. Giúp đỡ các cá nhân, gia đình, dòng họ giảng hòa, hạn chế mâu thuẫn.

Hiện nay trong dòng họ có mô hình nàng dâu tự quản trong trật tự an ninh, mô hình nàng dâu phát triển kinh tế, điển hình là nàng dâu dòng họ Nguyễn Bảo Quang, Hội nàng dâu dòng họ Lương của xã Bằng Lăng, Hội nàng dâu của dòng họ Phan Văn xã Hương Sơn, dòng họ Hoàng xã Yên Thành và Hội nàng dâu dòng họ Giàng xã Yên Hà và nhiều dòng họ khác.

Ông Hoàng Văn Tuệ Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Lang, huyện Quang Bình tỉnh Hà Giàng cho biết: Hội nàng dâu Nguyễn Hoàng Lăng Quan đã đoàn kết giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, làm cho kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển. Hội cũng gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, chăm sóc con cái học tập tốt. Chính quyền địa phương cũng giao cho nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho Hội nàng dâu, và Hội cũng là thành viên trong việc tuyên truyền loại bỏ hủ tục lạc hậu ra khỏi đời sống.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người phụ nữ vừa là cầu nối của gia đình với xã hội, vừa là người lưu giữ những giá trị văn hóa đời sống. Hội nàng dâu là nơi để người phụ nữ phát huy được hết vai trò của mình trong gia đình và dòng họ. Với những kết quả đó, Hội nàng dâu của các dòng họ trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của huyện ngày càng giàu đẹp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO