Đời sống xã hội

Lễ rước rể độc đáo của người Ê Đê

Lê Phú 27/04/2024 - 13:54

Theo phong tục của người Ê Đê, thông thường sau mùa rẫy, lúc lúa gạo đầy kho, lại ủ được nhiều rượu ché, nhà đã chuẩn bị con bò, con heo, con gà... là lúc những cô gái Ê Đê đi tìm bạn trai.

Sau khi tìm được chàng trai ưng ý, những cô gái thưa với bố, mẹ để được đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 1 đến 3 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.

Lễ rước rể độc đáo của người Ê Đê, Tây Nguyên

Lễ rước rể sẽ diễn ra khi đã hết thời gian thỏa thuận ở dâu bên nhà trai, nhà gái đã giao đủ khoản thách cưới như được ấn định lúc hôn ước. Đôi vợ chồng sẽ về nhà vợ để thực hiện nghi thức rước rể.

Sau khi đã được ấn định ngày rước rể, nhà gái đến nhà trai để xin rước rể về nhà bố, mẹ vợ theo phong tục của người Ê Đê.

Hình ảnh tái hiện Lễ rước rể của các cô gái Ê Đê.

Chú thích ảnh
Đoàn rước rể từ nhà trai trên đường di chuyển về nhà gái.
Chú thích ảnh
Cô dâu, chú rể trong ngày Lễ rước rể.
Chú thích ảnh
Trên đường, đoàn rước rể thường bị các tốp thanh niên (bạn bè, anh chị em nhà gái) trêu chọc, chặn lại đò quà. Đoàn rước rể muốn vượt qua chú rể phải trao cho họ một chiếc vòng đồng.
Chú thích ảnh
Anh, chị, em họ cô dâu đứng trước nhà dài tiếp tục trêu chọc, đóng cửa không cho vào nhà và đòi quà của chú rể.
Chú thích ảnh
Người Ê Đê quan niệm rằng trên đường đi gặp nhiều thử thách, cản trở thì cuộc hôn nhân sẽ vượt qua được nhiều khó khăn, từ đó cuộc sống ngày càng bền vững, hạnh phúc hơn, làm ăn giàu sang hơn.
Chú thích ảnh
Lễ xin phép cha mẹ chồng sau khi lễ vật nhà gái đã trao đủ cho nhà trai.
Chú thích ảnh
Rượu, thịt được chuẩn bị làm lễ trong Lễ rước rể.
Chú thích ảnh
Đại diện bố mẹ nhà gái xin phép họ nhà trai để rước rể về nhà vợ theo đúng phong tục truyền thống của dân tộc mình.
Chú thích ảnh
Già làng lấy bông gòn nhúng vào tô đồng đã hòa máu của con vật hiến sinh, quét lên chân của đôi vợ chồng ba lần.
Chú thích ảnh
Theo quan niệm, cuộc hôn nhân xem như đã có sự chứng giám và chúc phúc của thần linh.
Chú thích ảnh
Mọi người trong buôn làng đến tặng quà và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ.
Chú thích ảnh
Đôi vợ chồng cầm mỗi người một cần rượu, chiếc vòng đồng được đeo vào tay đôi vợ chồng trẻ với ý tuyên bố với họ hàng 2 bên và dân làng, đôi trái gái đã chính thức gọi nhau là vợ, là chồng.
Chú thích ảnh
Ông bà, cha mẹ, họ hàng hai bên và khách quý cùng nhau uống rượu, ăn cơm để chúc mừng hạnh phúc đôi vợ chồng trẻ. Đôi vợ chồng sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu tiên tại nhà vợ.
Chú thích ảnh
Mọi người cùng nhau ăn uống, ca hát trong ngày vui.
Chú thích ảnh
Mọi người cùng nhau ăn uống, ca hát trong ngày vui.
(0) Bình luận
Nổi bật
Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế được công nhận là Di sản tư liệu thế giới
Hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế) của Việt Nam chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO