Đời sống xã hội

Gia đình nhiều thế hệ đam mê nghề dệt

NHẬT HÀO 18/02/2024 - 21:18

Ở làng Chuét Ngol (xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), gia đình ông bà Ksor Nhem-HYứt luôn được dân làng nhắc đến với sự trân quý. Những năm qua, ông bà đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc.

Nặng lòng với nghề dệt

Căn nhà nhỏ của gia đình ông Ksor Nhem nằm đối diện với nhà văn hóa làng. Tuy diện tích nhỏ nhưng ông bà vẫn dành một khoảng phía trước để làm nơi ngồi dệt và làm khung cửi. Khi chúng tôi đến, bà H’Yứt và con gái Ksor H’Nguyệt đang tranh thủ dệt những tấm áo để kịp giao cho khách.

Bà H’Yứt biết dệt từ năm 15 tuổi. Mỗi khi tan học, bà lại lân la đến những gia đình có người biết dệt để học hỏi. Hiện bà là người dệt thổ cẩm giỏi nhất làng. Theo bà H’Yứt, một sản phẩm đẹp chính là những hoa văn được dệt nên trên nền thổ cẩm. Hoa văn càng khó dệt thì tính thẩm mỹ càng cao.

Tỉ mẩn kiểm tra từng đường nét hoa văn trên tấm thổ cẩm, bà H’Yứt chia sẻ: “Có nhiều loại hoa văn nhưng tôi sử dụng phổ biến là hoa văn ding dơng (dệt cho quần áo nữ), dyul (áo nam nữ tay ngắn), ktonh (áo nam tay dài), anox (quần áo nữ)… Trong đó, hoa văn ding dơng là khó dệt và tốn công nhất. Mỗi tháng, tôi dệt được 6-7 sản phẩm có hoa văn bình thường và 2 sản phẩm có hoa văn ding dơng. Sau khi trừ chi phí, tôi thu 5-6 triệu đồng/tháng. Riêng các dịp lễ, Tết thì thu nhập cao hơn”.

1nhathao-1682.jpg
Truyền nghề.

Ngồi bên cạnh tỉ mẩn lắp ghép để hoàn thành chiếc khung cửi tặng cháu gái, ông Ksor Nhem góp lời: “Vì ngưỡng mộ bà ấy dệt giỏi nên tôi đã tìm hiểu rồi quyết định “về chung một nhà”. Tôi được cha truyền dạy nghề làm khung cửi từ khi mới 16 tuổi. Từ đó đến nay, ngoài làm khung cửi cho vợ, tôi còn làm hơn 30 chiếc tặng chị em trong làng. Các khung cửi tôi làm phù hợp với vóc dáng của phụ nữ Jrai. Khi thấy mọi người vui vẻ quay lại với khung cửi để gìn giữ nghề dệt, tôi rất mừng”.

Bà H’Yứt biết dệt từ năm 15 tuổi. Mỗi khi tan học, bà lại lân la đến những gia đình có người biết dệt để học hỏi. Hiện bà là người dệt thổ cẩm giỏi nhất làng. Theo bà H’Yứt, một sản phẩm đẹp chính là những hoa văn được dệt nên trên nền thổ cẩm. Hoa văn càng khó dệt thì tính thẩm mỹ càng cao.

Tỉ mẩn kiểm tra từng đường nét hoa văn trên tấm thổ cẩm, bà H’Yứt chia sẻ: “Có nhiều loại hoa văn nhưng tôi sử dụng phổ biến là hoa văn ding dơng (dệt cho quần áo nữ), dyul (áo nam nữ tay ngắn), ktonh (áo nam tay dài), anox (quần áo nữ)… Trong đó, hoa văn ding dơng là khó dệt và tốn công nhất. Mỗi tháng, tôi dệt được 6-7 sản phẩm có hoa văn bình thường và 2 sản phẩm có hoa văn ding dơng. Sau khi trừ chi phí, tôi thu 5-6 triệu đồng/tháng. Riêng các dịp lễ, Tết thì thu nhập cao hơn”.

2nhathao-1642.jpg
Ông Ksor Nhem làm các khung cửi tặng người thân trong gia đình và dân làng để động viên họ duy trì nghề dệt thổ cẩm.

Ngồi bên cạnh tỉ mẩn lắp ghép để hoàn thành chiếc khung cửi tặng cháu gái, ông Ksor Nhem góp lời: “Vì ngưỡng mộ bà ấy dệt giỏi nên tôi đã tìm hiểu rồi quyết định “về chung một nhà”. Tôi được cha truyền dạy nghề làm khung cửi từ khi mới 16 tuổi. Từ đó đến nay, ngoài làm khung cửi cho vợ, tôi còn làm hơn 30 chiếc tặng chị em trong làng. Các khung cửi tôi làm phù hợp với vóc dáng của phụ nữ Jrai. Khi thấy mọi người vui vẻ quay lại với khung cửi để gìn giữ nghề dệt, tôi rất mừng”.

Chung tay gìn giữ nghề truyền thống

Theo bà H’Yứt, dệt thổ cẩm không chỉ để phục vụ sinh hoạt, đem lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc. Bởi vậy, sau khi mẹ qua đời, bà H’Yứt đã trao truyền nghề dệt cho 2 em gái của mình là H’Yưng (SN 1974) và H'Len (SN 1976). Khi các em chỉ mới 13 và 15 tuổi, bà đã tập cho 2 em ngồi vào khung cửi. Sau một thời gian, H’Yưng và H'Len đã trở thành những thợ dệt có tay nghề ở làng. “Mình biết dệt từ năm 15 tuổi. Được chị gái chỉ dẫn tận tình, mình đã dệt được nhiều sản phẩm có hoa văn đẹp. Mỗi tháng, mình thu 4-5 triệu đồng từ dệt thổ cẩm”-chị H’Yưng bộc bạch.

Chỉ tay về phía con gái Ksor H’Nguyệt đang cần mẫn ngồi dệt thổ cẩm, bà H’Yứt tự hào khoe: Ngoài H’Yưng và H'Len thì con gái mình và cháu ngoại Ksor H'Nguynh cũng đã biết dệt thổ cẩm. H’Nguyệt biết dệt nhiều sản phẩm có hoa văn đẹp, còn H'Nguynh mới 13 tuổi đã biết dệt áo ngắn tay cho phụ nữ. Ngồi bên cạnh, chị H’Nguyệt chia sẻ: “Được mẹ chỉ dạy tận tình nên năm 15 tuổi, mình đã dệt thành thạo nhiều sản phẩm như: áo, khố, khăn địu. Bây giờ, nhiều người đặt hàng nên mình có thu nhập ổn định”.

3nhathao-3770.jpg
Bà H'Yưt (bìa trái) hướng dẫn con gái Ksor H’Nguyệt dệt hoa văn trên thổ cẩm.

Với mong muốn nghề dệt được phát huy, bà H’Yứt không chỉ truyền dạy nghề dệt cho người thân mà còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với chị em phụ nữ trong làng. Năm 2021, với sự hỗ trợ của UBND xã, bà H’Yứt đã cùng chị H’Thy thành lập Tổ hợp tác dệt thổ cẩm làng Chuét Ngol với 6 thành viên. Chị H’Thy tâm sự: “Trong tổ, bà H’Yứt dệt thổ cẩm đẹp nhất. Nhờ có bà chỉ cách dệt hoa văn, chúng tôi dệt ngày càng đẹp hơn. Không những vậy, bà H’Yứt còn đưa sản phẩm thổ cẩm giới thiệu tại các sự kiện văn hóa do địa phương tổ chức. Chị em chúng tôi cũng cải thiện được thu nhập đáng kể”.

Ông Nhem cho rằng: Khung cửi bền và phù hợp cũng sẽ giúp cho người dệt dễ thao tác và tạo ra sản phẩm đẹp hơn. Chính vì vậy, những năm qua, ông Nhem đã làm nhiều khung cửi tặng chị em trong làng và thuyết phục họ tích cực học hỏi, duy trì nghề dệt. Đồng thời, ông cũng chỉ cho 3 người con trai của mình cùng rất nhiều nam giới trong làng cách làm khung cửi.

Anh Ksor Nhớt bộc bạch: “Vợ mình được bà H’Yứt tận tình chỉ cho cách dệt thổ cẩm nên sản phẩm làm ra khá đẹp. Hiện nay, ngoài dệt để sử dụng, vợ mình còn dệt để bán. Do đó, mình tìm đến ông Nhem để học cách làm khung cửi. Giờ thì mình đã biết làm thế nào để tạo ra khung cửi bền đẹp và phù hợp với từng người”.

Anh Rah Lan Lâm-Trưởng thôn Chuét Ngol-cho hay: Nhiều năm qua, ông Nhem và bà H’Yứt đã nỗ lực truyền dạy cách làm khung cửi và dệt thổ cẩm cho người dân trong làng. Nhờ đó, làng có nhiều đàn ông biết làm khung cửi, phụ nữ thì biết dệt để phục vụ sinh hoạt, thậm chí còn bán để kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, ông Nhem còn lưu giữ bộ chiêng quý, biết tạc tượng. Gia đình ông Nhem cũng tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở địa phương. Vì thế, năm nào gia đình ông cũng được công nhận gia đình văn hóa.

Theo Báo Gia Lai
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO