Đổi thay mạnh mẽ vùng đồng bào Khmer Kiên Giang sau 10 năm xây dựng Nông thôn mới

21/07/2021 03:06

(DTTG) Hơn 10 năm thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” (NTM), tỉnh Kiên Giang đã có những đổi thay mạnh mẽ, cuộc sống người dân ngày càng khấm khá. Đạt được thành quả đó chủ yếu do địa phương phát huy tốt nội lực cùng sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ cán bộ cơ sở, sự đồng thuận và chung tay góp sức của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Kiên Giang, địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đứng thứ ba toàn vùng Tây Nam Bộ với gần 211.000 người, cũng đã có 90/116 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 77,59%), bốn xã khác cũng đang hoàn thành thủ tục để được công nhận trong năm nay. Trong những xã về đích NTM,nhiều xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khá cao, nổi bật là huyện Gò Quao, nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất tỉnh (chiếm 32,47%).

Chủ tịch UBND huyện Gò Quao Võ Văn Trà cho biết, trước khi xây dựng NTM, điều kiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyệngặp nhiều khó khăn, hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, lưới điện, nước sạch, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường... đều tạm bợ. Số tiêu chí đạt bình quân ở mỗi xã là 6/19 tiêu chí, có xã chỉ đạt 3/19 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người chỉ 17 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tới 13,21%. Trở ngại lớn là nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về xây dựng NTM còn hạn chế. Nhưng sau 10 năm xây dựng NTM, toàn bộ 10 xã của huyện Gò Quao đều được công nhận xã NTM; huyện đạt 9/9 tiêu chí NTM và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện NTM năm 2020.

Huyện Gò Quao (Kiên Giang) cần tiếp tục phát huy nội lực, thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nông thôn theo chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu.
Huyện Gò Quao (Kiên Giang) cần tiếp tục phát huy nội lực, thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nông thôn theo chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu.

"Bộ mặt nông thôn của Gò Quao, nhất là tại các xã, ấp có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đã thay đổi hoàn toàn. Trong 10 năm, tổng nguồn vốn xây dựng NTM của huyện khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó, vốn huy động từ nhân dân khoảng 350 tỷ đồng, 38.450 ngày công và gần 130.000 m2 đất để xây dựng đường và các công trình dân sinh. Trong xây dựng NTM, Gò Quao không có nợ đọng xây dựng cơ bản", đồng chí Võ Văn Trà phấn khởi cho biết.

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, địa phương này có 24 ấp của bốn xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển, gồm: Phú Lợi, Phú Mỹ (huyện Giang Thành), Vân Khánh Đông (huyện An Minh) và Nam Thái A (huyện An Biên). Triển khai thực hiện chủ trương hỗ trợ, giai đoạn 2019 - 2020, Kiên Giang phân bổ 66 tỷ đồng để hoàn thành 18,9 km đường trục ấp, sửa chữa và xây mới được 29 cây cầu dân sinh; đầu tư cho các xã mô hình sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân số vốn 500 triệu đồng/mô hình, với quy mô 90 ha.

Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao ở xã Thủy Liễu, huyện Nông thôn mới Gò Quao, Kiên giang
Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao ở xã Thủy Liễu, huyện Nông thôn mới Gò Quao, Kiên Giang.

Hiện đã có 13/24 ấp thuộc hai xã vùng bãi ngang ven biển cơ bản đạt cả 16 tiêu chí ấp NTM, 11/11 ấp của hai xã vùng biên giới đạt bình quân 11,6 tiêu chí/ấp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, để tiếp tục triển khai xây dựng NTM hiệu quả tại địa bàn các xã khó khăn, Kiên Giang tập trung chỉ đạo rà soát và triển khai thực hiện tốt các nội dung để hoàn thành chỉ tiêu.

Đồng bào Khmer xây dựng nhà ở khang trang tại xã Thủy Liễu, Huyện Nông thôn mới Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
Đồng bào Khmer xây dựng nhà ở khang trang tại xã Thủy Liễu, Huyện Nông thôn mới Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Trở lại xã Ðịnh Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang), một trong 11 xã điểm xây dựng NTM của cả nước, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của một xã vùng sâu có đông đồng bào dân tộc Khmer (chiếm 63,5% dân số) sinh sống. Từ một xã nghèo với rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm tập trung xây dựng NTM, cuối năm 2015, Ðịnh Hòa đã về đích. Hiện tại, xã có hơn 80% diện tích đất được bơm tưới tập thể, hơn 95% diện tích sử dụng giống chất lượng cao góp phần tăng năng suất từ 9,1 tấn lên 12,8 tấn/ha/năm, nhiều mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả cao.

Thu hoạch lúa Đông – Xuân 2020-2021 ở xã Định Hòa, huyện Nông thôn mới Gò Quao, Kiên Giang.
Thu hoạch lúa Đông – Xuân 2020-2021 xã Định Hòa, huyện Nông thôn mới Gò Quao, Kiên Giang.

Ở Ðịnh Hòa, hơn 3.200 căn nhà có hàng rào, cột cờ, treo ảnh Bác Hồ (chiếm 83,6% số nhà toàn xã); thu nhập bình quân đầu người từ 10,2 triệu đồng/năm (năm 2009) đến nay tăng lên 39,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,7% xuống còn 4,6% (xét theo hướng đa chiều với các tiêu chí như thu nhập, giáo dục, nhà ở, y tế, nước sạch…). Thành công của Ðịnh Hòa là vận dụng tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân hưởng thụ".

Xây dựng các tuyến đường hoa ở huyện Nông thôn mới Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Xây dựng các tuyến đường hoa ở huyện Nông thôn mới Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Chủ tịch UBND huyện Gò Quao Võ Văn Trà nhận xét, trong xây dựng NTM, Ðịnh Hòa dựa vào nội lực là chính, phát huy được tính tự chủ, ý thức tự lực, tự cường của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Ðáng chú ý, có sự góp sức của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer, nhiều vị cao tăng đắc đạo ở các chùa phật giáo Khmer Nam tông đã cùng chung tay với chính quyền vận động tài trợ xây dựng nhiều công trình cầu, đường nông thôn, trường học, trạm y tế...

Người có công lớn trong phong trào xây dựng NTM ở xã Ðịnh Hòa là hòa thượng Trần Nhiếp, trụ trì chùa Thanh Gia, tọa lạc tại ấp Hòa Thanh, xã Ðịnh Hòa. Năm nay hòa thượng đã 92 tuổi, nhưng thường xuyên có mặt tại các công trình vận động tài trợ. Hòa thượng luôn trăn trở với cuộc sống còn khó khăn của người dân cho nên đã trực tiếp vận động, quyên góp xây dựng hơn 200 cây cầu bê-tông, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn và hơn 500 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương.

Hòa thượng Trần Nhiếp cùng đồng bào Khmer xây dựng đường giao thông nông thôn trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
Hòa thượng Trần Nhiếp cùng đồng bào Khmer xây dựng đường giao thông nông thôn trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Với những đóng góp cho công tác xã hội, năm 2008, Hòa thượng Trần Nhiếp vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và năm 2014 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì về những việc làm, nghĩa cử cao đẹp, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, trong đó, có quá trình phát triển của xã Nông thôn mới Định Hòa.

Hiện nay, Kiên Giang đang xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể, nhất là giải pháp hỗ trợ thôn, bản ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; tiếp tục quan tâm, ưu tiên nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh việc cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với xây dựng NTM, tăng cường triển khai thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm".

Xây dựng các tuyến đường hoa ở huyện Nông thôn mới Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Xây dựng các tuyến đường hoa ở huyện Nông thôn mới Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa 100%
Đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa 100%.

Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn những xã đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân, từng bước hoàn thiện các tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao và tiến tới NTM kiểu mẫu./.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO