Bánh gừng – Món ăn “thủy chung” của người Khmer và Chăm

12/08/2021 05:26

(DTTG) Bánh gừng là loại bánh truyền thống của dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, được làm vào dịp lễ tết cổ truyền của đồng bào Khmer như: Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, đám hỏi, đám cưới… Đặc biệt, bánh gừng còn tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng.

Món bánh truyền thống của người Chăm và Khmer.
Món bánh truyền thống của người Chăm và Khmer.(Ảnh: Internet)

Bánh gừng, tiếng Chăm là Hargìnònya, còn người Khmer thì gọi là Num-Khơ-Nhây. Gọi tên vậy vì bánh có hình dạng củ gừng.

Để có những chiếc bánh thơm ngon, giòn tan, người làm bánh thường chọn loại nếp lớn, trắng đục, đem vo thật sạch, để ráo nước xay nhuyễn. Cứ một 1kg bột nếp người ta cho 30 quả trứng gà và một ít men rượu.

Trong một cái thố to, người làm sẽ đổ sẵn ít men rượu, đập trứng gà vào, đánh đều tay đến khi trứng dậy lên (nổi rễ tre) thì cho bột nếp vào. Trộn hỗn hợp này thật nhuyễn và nắn bột thành những chiếc bánh có hình thù giống củ gừng.

Để bánh củ gừng có vị thơm ngon cần trộn bột gạo nếp cùng trứng gà và một chút rượu rồi đem giã quyện vào nhau cho đều.
Để bánh củ gừng có vị thơm ngon cần trộn bột gạo nếp cùng trứng gà và một chút rượu rồi đem giã quyện vào nhau cho đều.(Ảnh: Internet)

Sau đó, bắc nồi đáy bằng lên bếp để nóng, đổ dầu vào. Khi nồi dầu đã sôi thả bánh vào chiên cho vàng, gắp bánh nhúng vào chảo đường cát trắng đã thắng sền sệt, tạo thành một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem ra phơi nắng.

Ngoài ra, bánh có thể không dùng trứng gà cũng được nhưng khi chiên bánh chín sẽ có màu trắng.

Bánh được nặn giống như hình củ gừng, vì vậy, loại bánh này có tên là bánh gừng.
Bánh được nặn giống như hình củ gừng, vì vậy, loại bánh này có tên là bánh gừng.(Ảnh: Internet)

Nhờ đôi tay khéo léo của người làm bánh đã tạo thành những chiếc bánh hình củ gừng rất thú vị, nhưng điều đặc biệt ở đây là bánh được chiên bằng nồi chứ không chiên bằng chảo vì như thế bánh mới trơn, láng bóng và không bị cong, vênh. Bên cạnh đó, bánh củ gừng cũng được nhiều người hình dung ra là một nhánh san hô hay một chiếc gạc nai tùy theo cảm nhận của mỗi người.

Bánh được chiên bằng nồi chứ không chiên bằng chảo vì như thế bánh mới trơn, láng bóng và không bị cong.

Bánh được chiên bằng nồi chứ không chiên bằng chảo vì như thế bánh mới trơn, láng bóng và không bị cong.                                                                                      (Ảnh: Internet)

Khi thưởng thức, bánh gừng có mùi thơm ngọt ngào, giòn tan pha lẫn vị béo của trứng vị ngọt bùi của đường kèm theo mùi cay cay của rượu.

Món bánh sau khi được tráng một lớp đường.
Món bánh sau khi được tráng một lớp đường.(Ảnh: Internet)
Bánh gừng có mặt trong tất cả các lễ hội lớn và quan trọng của người Chăm.
Bánh gừng có mặt trong tất cả các lễ hội lớn và quan trọng của người Chăm và Khmer.(Ảnh: Internet)

Trong phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong các lễ hội quan trọng. Đặc biệt nhất là Tết Ka tê, lễ cưới… Bánh gừng lúc nào cũng được đặt lên trên hết cùng với bánh tét (paynung) và bánh gang tay (gakiya). Bánh tét (dương) tượng trưng cho người chồng. Bánh gang tay (âm) tượng trưng cho người vợ. Bánh gừng (âm dương) hoà hợp, tượng trưng cho sự thuỷ chung của vợ chồng.

Với người Khmer thì bánh gừng luôn có mặt trong các lễ hội quan trọng như: Chôl Chnăm Thmây, ngày cúng ông bà tổ tiên Prôn-chung-bân. Ngoài ra, còn là món ăn chơi trong những ngày giao tiếp long trọng như Tết cổ truyền Việt Nam.

Bánh gừng là một phần trong phong tục văn hóa người Khmer và Chăm.
Bánh gừng là một phần trong phong tục văn hóa người Khmer và Chăm.(Ảnh: Internet)
(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO