Bánh đúc xứ Nghệ

17/11/2021 07:33

(DTTG) Từ xưa người Nam Đàn (Nghệ An) có câu ca dao: “Sa Nam trên bến dưới thuyền/ Bánh đúc hai dãy thịt bò mê thiên” chỉ câu ca dao trên đây cũng cho thấy món bánh đúc được người dân nơi đây ưa thích như thế nào.

Bánh đúc đặc sản Nghệ An. (Ảnh: Internet)
Bánh đúc đặc sản Nghệ An. (Ảnh: Internet)

Bánh đúc được làm từ gạo tẻ trắng, phải là những hạt gạo tẻ đều đều, không pha lẫn với những hạt gạo khác. Gạo đem giã thành bột, rây cho nhỏ, rồi ủ kỹ để qua đêm cho bột nở đều.

Thứ nguyên liệu không thể thiếu khi làm bánh đúc của người Nghệ An là nước vôi. Lấy một hòn vôi bằng quả cà pháo, bỏ vào nước cho tan, đánh đều, để lắng rồi gạn lấy nước trong.

Bột gạo trộn với nước vôi trong, đổ vào nồi quấy nấu cho chín. Thứ bột khi đã chín thì có thể chế biến thành nhiều dạng, đổ ra lá chuối thành từng tảng hay đổ ra đĩa, có thể làm nhiều tầng hình tròn, tầng dưới có đường kính rộng hơn tầng trên, thành hình cái tháp chín lớp.

Bánh đúc món ăn thân quen của người dân Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Bánh đúc món ăn thân quen của người dân Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Vào những ngày giỗ, ngày Tết, bánh được làm cầu kỳ hơn là mua thêm thịt lợn nạc, băm nhỏ, rim chín, thái nhỏ hành lá, đổ lẫn vào nồi bánh khi còn ở trên bếp. Bột chín đổ ra thành bánh đúc có nhân thịt, hành, có nơi người ta cho lạc vào nấu cùng để có bánh đúc lạc.

Người ta khoái ăn bánh đúc chấm với nước mắm cáy, nước mắm cua đồng pha với chanh, ớt hoặc chấm tương. Ăn miếng bánh mềm dẻo trong miệng, người ta thấy hương vị thân quen của bột gạo ngon, vị đậm gần gũi của thịt, vị mặn, chua, cay của gia vị. Bánh ngon là bánh dẻo, không ướt, không khô, không bị "khê". Làm bánh đúc cũng đòi hỏi nhiều công sức và kinh nghiệm, quan trọng nhất là chọn gạo và ủ bột.

Bánh đúc chấm tương quê dân dã. (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam)
Bánh đúc chấm tương quê dân dã. (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam)

Bánh đúc là loại bánh không bao giờ ăn riêng một mình. Thường người làm bánh đúc sẽ cho thêm một chút muối nên hương vị chủ đạo của món ăn này là vị thanh và nhạt. Bánh đúc thường được ăn kèm cùng nộm sung, thịt và chấm với mắm nêm hoặc tương bần để tăng hương vị.

Bên cạnh món bánh đúc trắng, người xứ Nghệ còn sáng tạo ra nhất nhiều phiên bản khác nhau cho bánh đúc trong đó là bánh đúc đỏ cũng là một món ăn vô cùng độc đáo chỉ khác rằng món bánh đúc đỏ được làm từ gạo Luốc dâu một loại gạo đặc biệt mà chính người dân nơi đây trồng.

Bánh đúc ngày càng có nhiều phiên bản khác nhau nhưng vẫn giữ được hương vị xưa cũ. (Ảnh: Internet)
Bánh đúc ngày càng có nhiều phiên bản khác nhau nhưng vẫn giữ được hương vị xưa cũ. (Ảnh: Internet)

Có thể thấy, bánh đúc là một món ăn bình dân, mộc mạc nhưng lại luôn có sức hút đối với mọi người và đặc biệt là người dân xứ Nghệ. Với hương vị béo ngậy, mềm mượt của bánh đúc nóng hổi hòa quyện với vị ngọt bùi của hạt lạc đã tạo ra những kí ức ẩm thực khó quên trong lòng mỗi người. Bánh đúc là thức quà yêu thích của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.

Món bánh dân dã thuở xa xưa. (Ảnh: Internet)
Món bánh dân dã thuở xa xưa. (Ảnh: Internet)
Theo dantoctongiao.congly.vn
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường, toàn xã hội.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO