Bản án đánh thức người mẹ đơn thân người dân tộc!

08/08/2021 04:20

(DTTG) Những ngày đầu tháng ba, cả bản Noong trở nên ồn ào hơn mọi khi, ồn ào không phải vì ngày hội của bà con mỗi độ xuân về mà là sự kiện Vàng Thị Muôn lĩnh án. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà Muôn đã phải lĩnh án, chịu sự trừng trị của pháp luật khi phá rừng làm nương.

Cuộc sống khó khăn, khi người chồng đã sớm bỏ Vàng Thị Muôn ra đi mãi mãi, một nách 7 đưa con Muôn phải bươn chải cuộc sống mưu sinh để lo miếng cơn manh áo cho con. Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào những hạt lúa trên nương.

Vẫn như mọi khi, những ngày đầu tháng 2/2018, khi mọi người đang tấp nập cùng các lễ hội mùa xuân thì Vàng Thị Muôn đã phải một mình lặn lội, mang theo dao quắm và cưa máy xách tay đi vào rừng để phát rừng lấy đất làm nương để trồng lúa. Chỉ trong vòng 04 ngày Vàng Thị Muôn đã chặt, phá gần xong còn khoảng 04 đến 05 cây gỗ to có đường kính từ 10cm đến 12cm nhưng đang làm thì cưa máy hỏng phải về nhà nhờ người con trai lên sửa giúp. Sau khi sửa cưa máy xong Vàng Thị Muôn tiếp tục dùng cưa máy cưa hết những cây còn lại rồi mới đi về nhà.

Tuy nhiên sau đó, Vàng Thị Muôn bị chính quyền phát hiện vi phạm liên quan đến việc chặt phá rừng ở khu vực chưa được giao đất, giao rừng cho các hộ dân. Các cơ quan chức năng xác định diện tích rừng mà Vàng Thị Muôn chặt phá để làm nương là 6.200m2, đây là rừng sản xuất, trạng thái IIa, thuộc tiểu khu 817 khoảnh 21 ở khe suối Huổi Cái, thuộc bản Noong, diện tích đất rừng này do Ủy ban nhân dân xã Mường Noi, huyện Điện Biên đang quản lý.

Hình ảnh minh hoa (nguồn internet)
Hình ảnh minh hoa (nguồn internet)

Xác định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến chính sách quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến trậ tự trị an, an toàn xã hội, ngày 28/3/2019 Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý ngày 28/01/2019.

Tại phiên tòa, bị cáo Vàng Thị Muôn đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, đúng như nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố. Lời khai của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với các chứng cứ và tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Trong khoảng thời gian đầu tháng 02 năm 2018, bị cáo đã dùng dao quắm và cưa máy chặt phá 6.200 m2 rừng sản xuất, trạng thái IIa, thuộc tiểu khu 817 khoảnh 21 ở khe suối Huổi Cái, thuộc bản Noong, xã Mường Loi, huyện Điện Biên, gây thiệt hại 74.364.000đ.

Hành vi phá rừng của bị cáo đã bị các cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm và ra quyết định đình chỉ việc chặt phá rừng. Với hành vi và diện tích rừng bị phá như đã nêu ở trên thì bị cáo Vàng Thị Muôn đã phạm vào tội "Hủy hoại rừng" theo quy

Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành; bảo vệ chặt chẽ đối với rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hành vi hủy hoại rừng của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, hành vi của bị cáo gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường sinh thái; làm gia tăng các biến đổi khí hậu do tác hại của việc hủy hoại rừng gây ra.

Sau khi xem xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Muôn thì Hội đồng xét xử xét thấy sau khi phạm tội đã thực sự biết ăn năn hối cải, chưa có tiền án, tiền sự, phạm tội lần đầu và là dân tộc thiểu số sống vùng cao trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế và là lao động chính trong gia đình. Để thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và tạo điều kiện cho bị cáo Muôn làm lại cuộc đời, không cần phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội, mà giao bị cáo cho chính quyền địa phương và gia đình giám sát giáo dục cũng đủ để bị cáo trở thành người tốt. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Vàng Thị Muôn 20 (hai mươi) tháng tù, cho hưởng án treo.

Bản án đã tuyên, Vàng Thị Muôn đã vướng vào vòng lao lý. Phiên tòa để lại nhiều cảm xúc cho người tham dự, chỉ vì thiếu hiểu biết mà Muôn đã phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho bà con dân bản nơi đây, không vì tập quán sản xuất lâu năm của bà con mà phạm vào tội "Hủy hoại rừng".

Những năm qua hệ thống Tòa án án nhân dân đã đưa ra xét xử hàng nghìn vụ án liên quan đến hành vi vi phạm "Hủy hoại rừng", vụ án Vàng Thị Muôn chỉ là một ví dụ điển hình. Việc chặt phá rừng đã gây ra biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường bị ô nhiễm, lũ lụt, cháy rừng… Ðây cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh. Mùa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng cùng với việc rừng chưa được bảo vệ tốt đã trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế nước nhà, nhất là các tỉnh miền núi. Chính vì vậy, việc bảo vệ rừng, ngăn chặn, xử lý nghiêm nạn chặt phá rừng cần được xem là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, cấp bách của các cấp các ngành.

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

(0) Bình luận
Nổi bật
65 năm Bộ đội Trường Sơn huyền thoại
65 năm trước, ngày 19/5/1959, Quân ủy Trung ương và Bác Hồ đã quyết định chính thức thành lập và giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác Quân sự Đặc biệt”- Đoàn 559 do Thượng tá Võ Bẩm làm Đoàn trưởng, có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho cách mạng miền nam. Vì nhiệm vụ bí mật và khó khăn, gian khổ không kể siết, hoạt động của Đoàn 559 luôn trong điều kiện “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.
Tin mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO