Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm ẩn mình trong cánh rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách trung tâm TP.Điện Biên hơn 30 km.
Tại nơi đây 70 năm trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công mang tính chất quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm dọc theo một con suối nhỏ, vòng quanh chân núi Pú Đồn. Đây là một hệ thống chỉ huy và phòng thủ dã chiến. Các hầm hào, lán trại tại đây được xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên có sẵn trong khu rừng như tre, luồng, lá móc, lá gồi, tạo ra một môi trường an toàn để ẩn nấp cho các hoạt động quản lý và chỉ huy quân sự. Ảnh: TUẤN MINHCàng sát ngày 7.5, lại càng có nhiều đoàn du khách từ các tỉnh, thành khắp cả nước đổ về đây tham quan, tìm hiểu về cụm di tích lịch sử quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang. Ảnh: TUẤN MINHNằm ngay trung tâm của Sở chỉ huy là lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới nay vẫn được duy trì nguyên trạng, trở thành nơi du khách dừng chân lâu nhất khi về thăm di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TUẤN MINHPhía bên trong lán của Đại tướng cũng rất đơn sơ và giản dị. Chính tại nơi đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra một trong những quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp cầm quân của mình đó là thay đổi phương án tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây cũng là quyết định tạo bước ngoặt làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước. Ảnh: TUẤN MINHTừ lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một đường hầm xuyên qua lòng núi dài 69 m, thông sang lán làm việc của Tham mưu trưởng, thiếu tướng Hoàng Văn Thái. Ảnh: TUẤN MINH Từ lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một đường hầm xuyên qua lòng núi dài 69 m, thông sang lán làm việc của Tham mưu trưởng, thiếu tướng Hoàng Văn Thái. Ảnh: TUẤN MINH Phía trong hầm, có 5 vị trí để đặt điện đàm liên lạc được bố trí sát bên lối đi. Ngoài ra, ở giữa đường hầm còn có một phòng họp rộng khoảng 18 m2. Ảnh: TUẤN MINH Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay toàn bộ những lán làm việc, đường hầm tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã được thay thế bằng những vật liệu có kết cấu bền vững hơn, nhằm tái hiện tốt nhất cuộc sống sinh hoạt của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TUẤN MINH Hội trường nơi diễn ra các hội nghị cán bộ do Đảng ủy và Bộ chỉ huy triệu tập là lán trại lớn nhất trong khu. Tổng cộng, Sở chỉ huy có diện tích tự nhiên khoảng 90 km2 với hệ thống hầm, hào và lán trại liên hoàn. Ảnh: TUẤN MINH Không gian bên trong hội trường được bố trí 2 dãy bàn ghế, đủ sức chứa cho khoảng 30 người. Các đoàn du khách vẫn dừng tại đây để nghe hướng dẫn viên kể lại câu chuyện của những ngày tháng hào hùng của 70 năm trước. Ảnh: TUẤN MINHÔng Vũ Khắc Chương (đoàn cựu chiến binh xã Nam Sơn, huyện Thanh Miện, Hải Dương) chia sẻ rất bất ngờ với sự thay đổi ở nơi đây so với 40 năm về trước khi lần đầu ông hành quân qua. “Tất cả đường đi, lối lại bây giờ đã được sửa chữa lại khang trang. Đặc biệt, nhất là đường hầm, bếp Hoàng Cầm, các lán trại đều được giữ lại để chúng ta hình dung lại quân và dân ta đã trải qua cuộc kháng chiến vô cùng gian lao và vất vả”, ông Chương chia sẻ. Ảnh: TUẤN MINHĐối với những cựu chiến binh đến tham quan khu di tích lịch sử này, dù nhiều người không trực tiếp tham gia chiến dịch, nhưng họ vô cùng cảm phục sự thông minh, sáng tạo của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Đa phần những du khách tới đây tỏ ra mãn nguyện khi được tận mắt chứng kiến những vết tích của chiến dịch Điện Biên Phủ vẻ vang một thời. Ảnh: TUẤN MINH
Tuấn Minh