Kinh tế

Đổi thay ở Sơn Định

DUY VĂN - PHONG NHÃ 26/04/2024 - 18:07

Từ phong trào xây dựng nông thôn mới, vùng căn cứ cách mạng Sơn Định (huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên) đã thay da đổi thịt, chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực.

Lần giở những trang Lịch sử Đảng bộ xã Sơn Định giai đoạn 1945-2005, một quá khứ hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của vùng đất này dần được tái hiện.

Vùng căn c kháng chiến

Sơn Định là nơi có truyền thống yêu nước nồng nàn, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất. Nơi đây từng là căn cứ địa của nhiều phong trào đấu tranh yêu nước chống ngoại xâm diễn ra từ cuối thế kỷ XIX. Từ khi có Đảng lãnh đạo, truyền thống đó được phát huy một cách mạnh mẽ, giúp Đảng bộ và Nhân dân Sơn Định vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

sd1.jpg
Khách du lịch tham quan và thắp hương tại di tích Nhà thờ Bác Hồ. Ảnh: TRẦN QUỚI

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, vào cuối năm 1946, Chi bộ Đảng xã Sơn Định được thành lập. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân xã Sơn Định đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên cùng cả nước lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Sơn Định là địa bàn nằm dọc hành lang chiến lược nối Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải, cũng là vùng trung tâm để cơ động về các hướng Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hòa. Nhận rõ vị thế chiến lược của vùng đất này, kẻ thù đã xây dựng tại đây một số đồn bót và mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm kiểm soát hành lang Đông - Tây, tiến xuống đồng bằng, đánh chiếm tỉnh lỵ Phú Yên và vùng tự do Khu 5.

Trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách khắc nghiệt, cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Sơn Định đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần cánh mạng tiến công, ý chí tự lực, tự cường, đánh bại nhiều cuộc hành quân lấn chiếm của địch.

Năm 1962, Tỉnh ủy Phú Yên quyết định chuyển cơ quan về vùng cao nguyên Vân Hòa, lấy địa bàn 3 xã Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân xây dựng thành vùng căn cứ kháng chiến (thường gọi là căn cứ Bắc Sơn Hòa).

Bởi lẽ, cao nguyên Vân Hòa là nơi có nhiều núi cao, rừng rậm; nhiều hang đá, gộp đá lớn; có những dòng suối, vực nước, mạch nước quanh năm không cạn. Xen giữa những đỉnh núi là thung lũng đất tốt, phù hợp trồng lúa nước. Các triền đồi đất đỏ bazan phù hợp để trồng sắn, bắp, đậu, đặc biệt là các loại cây ăn trái như mít, thơm, chuối…

Từ căn cứ này, có thể xây dựng và phát triển LLVT, xuất quân tấn công địch theo nhiều hướng đều nhanh chóng, thuận lợi. Ngược lại, khi gặp tình thế khó khăn, có thể kịp thời rút lui, bảo toàn lực lượng, sản xuất tại chỗ, tự túc lương thực phục vụ kháng chiến, đảm bảo sự tồn tại và hoạt động lâu dài của các lực lượng kháng chiến và cơ quan lãnh đạo kháng chiến.

Những năm 1962-1975, do chiến tranh ác liệt, các cơ quan của tỉnh phải thường xuyên di dời địa điểm để bảo đảm an toàn, nhưng vị trí di dời cũng chỉ xoay quanh các xã vùng cao nguyên Vân Hòa. Riêng địa bàn xã Sơn Định, các cơ quan để lại dấu ấn nhiều nhất là Bệnh xá Trúc Bạch và Trường Y tế Phú Yên.

Với những thành tích đạt được qua các thời kỳ đấu tranh và xây dựng, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Định đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Ngày 18/4/2005, Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho cán bộ, Nhân dân và LLVT xã Sơn Định. Đây là sự đánh giá, ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của Nhân dân xã Sơn Định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hướng đến phát trin du lch

Từ một địa phương kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào ruộng rẫy, tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của người dân Sơn Định từng bước được hoàn thiện; thương mại - dịch vụ từng bước được hình thành; cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Đặc biệt, từ khi nhà máy đường KCP được xây dựng và đi vào hoạt động trên địa bàn huyện Sơn Hòa, xã Sơn Định trở thành vùng nguyên liệu mía quan trọng. Cây mía trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo hiệu quả, một số hộ có điều kiện vươn lên làm giàu.

sd2.jpg
Khí hậu mát mẻ quanh năm ở cao nguyên Vân Hòa. Ảnh: TRẦN QUỚI

Theo ông Nguyễn Minh Hoài, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Sơn Định, trong thời gian gần đây, nhất là qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025, kinh tế của địa phương tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh ngày càng được quan tâm đầu tư và từng bước phát huy hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, nâng lên. QP-AN được củng cố, tăng cường…

Còn ông Hà Vương Phong, Trưởng thôn Hòa Nghĩa nhìn nhận: Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm hiệp lực của người dân địa phương, tình hình KT-XH của Sơn Định đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương.

Hiện nay, Sơn Định đang tập trung thực hiện Chương trình trọng điểm về du lịch - dịch vụ. Đặc biệt, nơi đây có Nhà thờ Bác Hồ nằm trong khu di tích lịch sử quốc gia Căn cứ của tỉnh Phú Yên thời kháng chiến chống Mỹ gắn với vùng cao nguyên Vân Hòa. Nơi đây khí hậu mát mẻ quanh năm, là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa, cũng là địa điểm viếng thăm, dâng hương tưởng nhớ Bác - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta.

Ông Nguyễn Quốc Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sơn Định cho biết: Năm 2023, các chỉ tiêu cơ bản của xã đạt và vượt so với kế hoạch; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống của người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, gia đình có công với cách mạng. Xã cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đặc biệt, xã rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Nhiều di tích lịch sử đã trở thành nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và thu hút khách tham quan. Trong đó, di tích Nhà thờ Bác Hồ là địa chỉ đỏ du lịch về nguồn ngày càng được nhiều người biết đến.

“Với sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cao của cấp ủy đảng, chính quyền và sự đồng thuận của người dân, diện mạo của Sơn Định ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh…”, ông Nguyễn Quốc Hải khẳng định.

Với những thành tích đạt được qua các thời kỳ đấu tranh và xây dựng, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Định đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Ngày 18/4/2005, Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho cán bộ, Nhân dân và LLVT xã Sơn Định.

Từ một địa phương kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào ruộng rẫy, tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của người dân Sơn Định từng bước được hoàn thiện; thương mại - dịch vụ từng bước được hình thành; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH.

DUY VĂN - PHONG NHÃ