Cô gái 9x miền Tây giữ hồn nghề nặn tò he
Giữa muôn vàn sự lựa chọn với nhiều ngành nghề hiện đại, cô gái Nguyễn Thị Huỳnh Anh (32 tuổi) ở miền Tây vẫn chọn đi theo những giá trị truyền thống, gắn bó với nghề nặn tò he - một món đồ chơi đậm kí ức tuổi thơ.
Giữa muôn vàn sự lựa chọn với nhiều ngành nghề hiện đại, cô gái Nguyễn Thị Huỳnh Anh (32 tuổi) ở miền Tây vẫn chọn đi theo những giá trị truyền thống, gắn bó với nghề nặn tò he - một món đồ chơi đậm kí ức tuổi thơ.
Những tác phẩm tò he ngộ nghĩnh, tinh xảo, bắt mắt của cô gái 9x Nguyễn Thị Huỳnh Anh (tỉnh Sóc Trăng) đã vô tình thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan, trong đó không chỉ các em nhỏ mà nhiều người lớn cũng bị mê mẩn.Là một cô gái vốn yêu những văn hóa truyền thống, trong một lần đi sự kiện gặp nghệ nhân Hà Nội làm tò he, cô cảm thấy thích, rồi trót say mê và bắt đầu tìm hiểu. Tuy nhiên, nghề nặn tò he trong miền Nam hiện không còn nhiều, Huỳnh Anh khó tìm được nghệ nhân nào truyền nghề tận tình để theo học.“Tôi quyết tâm ra tận làng nghề tò he ở Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội để theo học. Với tôi đây như là duyên nghề vậy, tính đến nay tôi đã học được 6 năm, và vẫn tiếp tục học mỗi ngày để nâng cao tay nghề chứ không dừng lại”, Huỳnh Anh nói.“Có những tác phẩm khá khó và kỳ công, tôi phải mất nhiều tháng để hoàn thành như: Đờn ca tài từ, Chợ nổi Cái Răng, Tam quốc chí, Thương hồ… Trong đó, riêng tác phẩm Chợ nổi Cái Răng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt làm, khá công phu, tinh xảo và mất nhiều thời gian”, Huỳnh Anh chia sẻ.Huỳnh Anh chăm chút các tác phẩm, tỉ mỉ từng chi tiết, từ biểu cảm gương mặt nhân vật đến trang phục, mái tóc… Hầu hết tác phẩm này đều không có mẫu sẵn, Huỳnh Anh phải tự tìm tòi, nghiên cứu về văn hóa vùng miền, lên ý tưởng phác thảo và nặn tạo nên cái hồn của các nhân vật, đồ dùng, cây cối, cảnh vật.Theo Huỳnh Anh, trước đây, bột làm tò he có thể ăn được, nhưng ngày nay bột được cải tiến, có thêm phụ gia vào để giữ được lâu hơn, không bị hư, mốc mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé chơi.Chủ yếu các bé thích lựa chọn những món đồ chơi có hình thù đơn giản như con vật, thú cưng, hoa, trái cây,… còn người lớn thì chọn mua những món đồ cầu kỳ hơn.Bên cạnh những đồ chơi dân gian tò he, Huỳnh Anh còn có thêm tranh gốm cho các bé trải nghiệm tô màu, sau đó đem phơi rồi có thể đóng khung hoặc trưng trên bàn học, qua đó giúp các bé hiểu thêm về các tranh dân gian.“Tôi mong muốn có thể tiếp nối và lưu truyền nghề nặn tò he để mọi người có dịp hoài niệm về những kí ức tuổi thơ, các bé nhỏ có cơ hội hiểu biết thêm về món đồ chơi mang nét văn hóa dân gian, thay vì phụ thuộc nhiều vào những thiết bị điện tử, điện thoại, game hiện nay”, Huỳnh Anh bày tỏ.