Độc đáo trang phục làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng
Chỉ với nguyên liệu từ vỏ thân cây rừng cùng đôi bàn tay khéo léo, người Xơ Đăng (nhánh Tơ Đrá) ở xã Ngọk Réo (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã chế tác ra những bộ trang phục thô sơ để che thân, ủ ấm. Mặc dù không còn được sử dụng rộng rãi, nhưng nghề làm trang phục bằng vỏ cây vẫn được bảo tồn và trao truyền cho các thế hệ sau này.
Bà Y Der là nghệ nhân duy nhất tại xã Ngọk Réo (huyện Đăk Hà) còn gìn giữ nghề làm trang phục từ vỏ cây. Ảnh: Lê Nguyên
Từ xa xưa, khi nghề dệt thổ cẩm vẫn chưa xuất hiện, người Xơ Đăng tại xã Ngọk Réo thường đi vào rừng sâu để tìm vỏ cây hmúa và cây gdua để làm trang phục. Từ đó mà những chiếc khố, áo, váy... từ vỏ cây được hình thành với mục đích che thân, giữ ấm, tránh mưa, gió. Tuy nhiên với sự xuất hiện của ngành công nghiệp dệt may, những trang phục truyền thống từ vỏ cây chỉ còn được nhìn thấy vào các dịp biểu diễn cồng chiêng, lễ hội trong đại của thôn, làng.
Được sự giới thiệu của nhiều người trong làng, chúng tôi đã tìm đến nhà của nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo). Bà là người duy nhất tại xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Rót nước trà mời chúng tôi, bà bắt đầu kể về lịch sử hình thành nên nghề chế tác trang phục từ vỏ cây.
Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết đến dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng thời xưa chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường thì chúng tôi sẽ chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua. Đây là hai loại cây thường mọc nhiều trong rừng, có vỏ vừa đủ rộng, dài, dẻo, mềm, bền và thích hợp để làm các tấm khố, váy, áo.”
Theo bà Y Der, người nghệ nhân muốn tạo ra các trang phục từ vỏ cây cần phải duy trì sự tập trung, kiên nhẫn và khéo léo. Sau khi tách vỏ khỏi thân cây, bà sẽ đập dập đều tay cho đến khi để lộ ra lớp vỏ trắng với phần xơ dày dặn, quyện chặt vào nhau. Tiếp đó, mang đi ngâm giặt và phơi khô nhiều lần, nhưng tấm vỏ cây này mới được đem khâu nối lại với nhau bằng dây cây Jrông, tạo ra các bộ trang phục tuy thô sơ nhưng vô cùng chắc chắn.
Gìn giữ nét đẹp truyền thống của người Xơ Đăng
Bộ sưu tập trang phục làm từ vỏ cây. Ảnh: Lê Nguyên
Tuy nhiên ngày nay, cây hmúa hay cây gdua không còn ở các khu vực chân núi, vì vậy mà nghệ nhân Y Der phải lặn lội vào tận rừng sâu để tìm kiếm. Thông thường một chiếc áo cần đến 1-2 cây để tạo hình, bà cũng phải mất một ngày lặn lội vào rừng sâu, mất thêm một ngày để cạo và đập dập vỏ thân cây.
Tuy nhiên ngày nay, cây hmúa hay cây gdua không còn ở các khu vực chân núi, vì vậy mà nghệ nhân Y Der phải lặn lội vào tận rừng sâu để tìm kiếm. Thông thường một chiếc áo cần đến 1-2 cây để tạo hình, bà cũng phải mất một ngày lặn lội vào rừng sâu, mất thêm một ngày để cạo và đập dập vỏ thân cây.
Tiếp nối văn hóa độc đáo của cha ông
Ông Nian chia sẻ: “Thế hệ trẻ Xơ Đăng bây giờ không còn ai mặn mà và biết cách làm trang phục từ vỏ cây. Nhiều năm qua, tôi cùng với bà Y Der đã cố gắng hướng dẫn các thanh niên trong thôn cách chế tác với mong muốn tiếp nối nghề truyền thống độc đáo của dân tộc.”
Ông A Lũy, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọk Réo cho biết: “Với người Xơ Đăng nơi đây, trang phục bằng vỏ cây chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, phản ánh quá trình phát triển của cộng đồng người Xơ Đăng qua mỗi thời kỳ. Trang phục từ cỏ cây cũng là sự giao hòa, gần gũi giữa con người với vạn vật, thiên nhiên. Trong tiềm thức những thế hệ đi trước như bà Y Der hay ông A Nian vẫn luôn đau đáu việc bảo tồn và trao truyền nét văn hóa của cha ông cho thế hệ trẻ người Xơ Đăng”.