Văn hóa

Nét văn hóa độc đáo của người Lào qua Lễ vào nhà mới

Thanh Hải 30/12/2023 - 19:09

Sinh sống lâu đời tại tỉnh Sơn La, dân tộc Lào hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa giàu bản sắc. Trong đó Lễ vào nhà mới là một đặc trưng văn hóa, in đậm dấu ấn của tộc người này.

Dân tộc Lào ở Sốp Cộp, Sơn La cư trú chủ yếu ở các xã Mường Và, Mường Lạn,... Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tây - Thái (ngữ hệ Thái - Kadai). Đông bào Lào ăn gạo nếp là chính. Cá, ốc, ếch, lươn, tôm, tép... đánh rau xanh trồng được quanh vườn, trên nương rẫy, người Lào còn khai thác, hái lượm các loại rau, củ, quả từ rừng. Họ thích ăn các loại rau quả có vị đắng, chua. Các điệu múa của người Lào thưởng uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc. Họ thường sử dụng những nhạc cụ như khèn bè, trống, trống cơm, các loại đàn, sáo...

5q9a3934.jpg
Gia chủ chuẩn bị một số vật dụng để làm lễ vào nhà mới.

Cũng giống như các dân tộc khác, đồng bào dân tộc Lào cũng có những quan niệm hết sức độc đáo trong văn hóa truyền thống, một trong số đó là nghi thức vào nhà mới. Đồng bào có quan niệm: làm ăn có tháng, làm nhà có ngày nên việc chọn ngày lành tháng tốt để vào nhà mới đối với đồng bào dân tộc Lào là một trong những việc hệ trọng đối với bà con. Đây là nghi thức tốt đẹp có từ bao đời nay, vẫn được đồng bào dân tộc Lào duy trì đến ngày nay. Sau khi dựng xong nhà mới, gia chủ sẽ chọn ngày lành tháng tốt theo quan niệm để tiến hành nghi thức thực hiện lễ cúng vào nhà mới.

Để chuẩn bị cho cuộc sống sinh hoạt ở ngôi nhà mới, gia chủ phải chuẩn bị một số đồ dùng, vật dụng sinh hoạt, trong đỗ nhất định phải có 1 cái “ninh” (chõ đồ xôi) vì trong cuộc sống hàng ngày, đồng bào dân tộc Lào có thói quen ăn cơm nếp là chính. Các vật dụng được để ở vị trí trước cầu thang lên nhà.

5q9a3946(1).jpg
Chõ đồ xôi là vật dụng cần thiết để làm Lễ vào nhà mới.

Trước khi đến ngày vào nhà mới, gia chủ mời một người cao niên trong bản, thường là già làng trưởng bản hoặc người có uy tín trong cộng đồng, được dân bản kính trọng để làm người đại diện hỗ trợ trong ngày làm lễ vào nhà mới. Gia chủ cũng chính là thầy cúng trong nghi thức vào nhà mới của gia đình mình.

Lễ vào nhà mới của người Lào có hai phần, phần đầu là thực hiện nghi thức vào nhà mới. Đến chuẩn bị lễ vào nhà mới, người được gia chủ chọn thay mặt gia chú đứng trước cầu thang nhà. Khi đến giờ tốt đã định, gia chủ đi trước dẫn theo con cháu đem theo cái ninh và các vật dụng sinh hoạt phía sau. Đến chân cầu thang nhà mới, gia chủ dừng lại và bắt đầu các bước đầu tiên trong nghi thức cúng vào nhà mới.

5q9a3966.jpg
Gia chủ nhóm bếp và đồ xôi.

Gia chủ hỏi giả làng: Nhà mới đã làm xong, giờ tốt đã đến. Tôi đưa con cháu vào nhà mới có tốt không?

Giả làng đáp: Nhà mới đã xong, giờ tốt đã đến, vào nhà mới bây giờ thì sẽ gặp may mắn, cuộc sống ấm no, gia đình mạnh khỏe, ông đưa con cháu vào nhà mới được rồi.

Khi gia chủ cùng con cháu và dân bản đã vào nhà, một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ thực hiện việc thay mặt gia chủ cảm ơn khách quý đã đến chung vui với gia đình bằng việc đứng tại cửa vào nhà chính, rót rượu mời từng người.

Khi lên nhà, chủ nhà mang cái ninh (chõ đồ xôi) đặt vào bếp của ngôi nhà, các thành viên khác trong gia đình đem đồ dùng, vật dụng vào đặt trong nhà mới. Sau khi mọi người đã ổn định, gia chủ bắt đầu thực hiện nghi thức cúng trong lễ vào nhà mới.

img_4362.jpg
img_4364(1).jpg
Thầy cúng làm lễ.

Lời thầy cúng:

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, con xin phép được thực hiện nghi thức vào nhà mới

Xin được mời các vị thần thánh, các vị thổ địa tại đây về chứng giám!

Xin mời tổ tiên ông bà về đây nhận nhà cùng chúng con!

Nhà cũ đã hỏng, nhà mới đã dựng xong. Hôm nay là ngày lành tháng tốt con xin phép dẫn các con, các cháu cùng gia đình vào ở ngôi nhà mới.

img_4365.jpg
Mâm cúng Lễ vào nhà mới.
img_4378.jpg
Thầy cúng mời thần các vị thần thánh, thổ địa về chứng giám.

Xin các vị thần thành, thổ địa cho phép chúng con được sinh sống trên mảnh đất này.

Xin kính mời tổ tiên cảng về đây với chúng con!

Chúng con đã chuẩn bị đồ dụng vật dụng, chuẩn bị cơm rượu để dâng lên thổ địa và tổ tiên, cha mẹ.

Xin thần thánh, thổ địa và tổ tiên phù hộ cho con cháu vào nhà mới gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, cây trồng thuận lợi, mùa vụ tốt tươi.

img_4406.jpg

img_4421.jpg

Sau phần lễ, gia chủ mời dân bản uống rượu cần, múa hát chung vui với gia đình.

Thanh Hải