Đời sống xã hội
"Cao nguyên đá" ven đô
Núi Trầm (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ) không cao, nhưng lại có những vách đá trông khá hiểm trở. Khi lên đỉnh núi, khách du lịch được phóng tầm mắt ngắm cảnh quan trải dài tươi đẹp. Ngoài ra, đến núi Trầm, khách du lịch còn được thăm một số di tích kỳ thú như chùa Hang, chùa Vô Vi.
Núi Trầm (hay Tử Trầm Sơn) trở thành một điểm đến thu hút đông đảo du khách kể từ khi trào lưu "check-in" ra đời, cùng với sự phát triển của trào lưu cắm trại ngoại thành.
Từ trung tâm thành phố, di chuyển hơn 20 km theo Quốc lộ 6, du khách có thể thấy núi Trầm vươn lên giữa những ruộng đồng, làng mạc. Khi đến gần, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi giữa vùng đồng bằng lại nổi lên những ngọn núi đá.
Mỗi mùa, núi Trầm lại có vẻ đẹp riêng. Mùa xuân, ngọn núi phủ mầu xanh đầy sức sống. Còn khi thời tiết sang thu, trời bắt đầu se lạnh, ngọn núi bước vào "mùa cỏ cháy". Những vạt cỏ lớn chuyển mầu vàng, tạo nên một bức tranh đầy lãng mạn. Do đó, khoảng từ tháng 10-11 là thời điểm đẹp nhất trong năm để đến Tử Trầm Sơn.
Thử thách không ai bỏ qua khi đến núi Trầm là leo núi. Dù chỉ cao mấy trăm mét, nhưng những vách đá lởm chởm xuất hiện khắp nơi là điều khiến du khách thích thú. Khi leo lên đỉnh, khách du lịch được phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh chung quanh, gồm những cánh đồng, làng mạc và những ngọn núi nhỏ như: Đồng Lư, Ninh Sơn, Tiên Nữ…
Tại đây, nếu khéo chọn góc "check-in", người ta sẽ có những bức hình đẹp, trông giống như đang ở một cao nguyên đá hùng vĩ. Đến Tử Trầm Sơn mà không cắm trại thì có thể coi là một sự "lãng phí" lớn. Khách du lịch thường chọn cắm trại dọc đường lên núi Trầm, hoặc dừng chân ở những thung lũng nhỏ xen giữa các ngọn núi.
Tử Trầm Sơn có chùa Trầm nằm ngay dưới chân núi, nhưng địa chỉ thu hút khách nhất là chùa Hang. Tên gọi chùa Hang hình thành do ngôi chùa nằm trong lòng động Long Tiên.
Tại đây có nhiều pho tượng đá và hàng chục bài thơ ca ngợi Phật pháp, ca ngợi cảnh đẹp núi Trầm được khắc trên vách đá. Càng đi vào sâu chùa Hang, du khách sẽ càng cảm nhận rõ không gian mát lạnh, yên tĩnh, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Thi thoảng tiếng những giọt nước nhỏ xuống từ vách hang càng khiến không gian trở nên u tịch.
Một địa chỉ khác thú vị không kém là chùa Vô Vi, nằm cách chùa Hang chưa đầy 1 km. Chùa Vô Vi nằm trên một ngọn núi nhỏ cùng tên. Núi Vô Vi tuy nhỏ, nhưng vách đá cheo leo. Ngôi chùa nằm trên đỉnh núi, được dẫn lên bởi những bậc thềm đá. Lên đến chùa lễ Phật cũng là lúc du khách được phóng tầm mắt ra xa, ngắm đồng ruộng, những con kênh chảy quanh…
Ngoài di chuyển bằng xe máy, ô-tô, khách tham quan còn có thể di chuyển đến núi Trầm bằng xe buýt, theo các tuyến số 37, 57 và 80. Điểm dừng cuối của xe buýt cách núi Trầm khoảng 2 km. Nhiều người chọn đi bộ để khám phá. Hà Nội có vùng núi nằm ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức. Một ngọn núi đá có cảnh quan kỳ thú ngay gần nội thành như núi Trầm là "của hiếm" và đáng để thử cho một chuyến đi trong ngày.
Từ trung tâm thành phố, di chuyển hơn 20 km theo Quốc lộ 6, du khách có thể thấy núi Trầm vươn lên giữa những ruộng đồng, làng mạc. Khi đến gần, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi giữa vùng đồng bằng lại nổi lên những ngọn núi đá.
Mỗi mùa, núi Trầm lại có vẻ đẹp riêng. Mùa xuân, ngọn núi phủ mầu xanh đầy sức sống. Còn khi thời tiết sang thu, trời bắt đầu se lạnh, ngọn núi bước vào "mùa cỏ cháy". Những vạt cỏ lớn chuyển mầu vàng, tạo nên một bức tranh đầy lãng mạn. Do đó, khoảng từ tháng 10-11 là thời điểm đẹp nhất trong năm để đến Tử Trầm Sơn.
Thử thách không ai bỏ qua khi đến núi Trầm là leo núi. Dù chỉ cao mấy trăm mét, nhưng những vách đá lởm chởm xuất hiện khắp nơi là điều khiến du khách thích thú. Khi leo lên đỉnh, khách du lịch được phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh chung quanh, gồm những cánh đồng, làng mạc và những ngọn núi nhỏ như: Đồng Lư, Ninh Sơn, Tiên Nữ…
Tại đây, nếu khéo chọn góc "check-in", người ta sẽ có những bức hình đẹp, trông giống như đang ở một cao nguyên đá hùng vĩ. Đến Tử Trầm Sơn mà không cắm trại thì có thể coi là một sự "lãng phí" lớn. Khách du lịch thường chọn cắm trại dọc đường lên núi Trầm, hoặc dừng chân ở những thung lũng nhỏ xen giữa các ngọn núi.
Tử Trầm Sơn có chùa Trầm nằm ngay dưới chân núi, nhưng địa chỉ thu hút khách nhất là chùa Hang. Tên gọi chùa Hang hình thành do ngôi chùa nằm trong lòng động Long Tiên.
Tại đây có nhiều pho tượng đá và hàng chục bài thơ ca ngợi Phật pháp, ca ngợi cảnh đẹp núi Trầm được khắc trên vách đá. Càng đi vào sâu chùa Hang, du khách sẽ càng cảm nhận rõ không gian mát lạnh, yên tĩnh, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Thi thoảng tiếng những giọt nước nhỏ xuống từ vách hang càng khiến không gian trở nên u tịch.
Một địa chỉ khác thú vị không kém là chùa Vô Vi, nằm cách chùa Hang chưa đầy 1 km. Chùa Vô Vi nằm trên một ngọn núi nhỏ cùng tên. Núi Vô Vi tuy nhỏ, nhưng vách đá cheo leo. Ngôi chùa nằm trên đỉnh núi, được dẫn lên bởi những bậc thềm đá. Lên đến chùa lễ Phật cũng là lúc du khách được phóng tầm mắt ra xa, ngắm đồng ruộng, những con kênh chảy quanh…
Ngoài di chuyển bằng xe máy, ô-tô, khách tham quan còn có thể di chuyển đến núi Trầm bằng xe buýt, theo các tuyến số 37, 57 và 80. Điểm dừng cuối của xe buýt cách núi Trầm khoảng 2 km. Nhiều người chọn đi bộ để khám phá. Hà Nội có vùng núi nằm ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức. Một ngọn núi đá có cảnh quan kỳ thú ngay gần nội thành như núi Trầm là "của hiếm" và đáng để thử cho một chuyến đi trong ngày.