Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cổ Loa
Cổ Loa gắn với những truyền thuyết về An Dương Vương, về nỏ thần Liên Châu như một bản hùng ca về lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc. Nơi đây đã hai lần giữ vai trò là kinh đô của đất nước.
Đó là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và kinh đô thời Ngô Quyền (thế kỷ X). Khoảng thế kỷ thứ III TCN, nước Âu Lạc được thành lập, An Dương Vương với tầm nhìn chiến lược, đã chuyển trung tâm đất nước từ Bạch Hạc (Việt Trì) về vùng Cổ Loa định đô xây thành.
Nhắc tới Cổ Loa, không thể không nhắc tới mũi tên đồng. Đã có ý kiến cho rằng mũi tên đồng được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới nên có nhiều ý kiến nghi ngờ mũi tên đúc tại Cổ Loa chỉ là truyền thuyết.
Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2004 – 2005, khi khai quật tại lòng đất Đền Thượng, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng chục lò đúc mũi tên với hàng trăm khuôn đúc, ở trên có hình khắc mũi tên để đổ đồng thành mũi tên đồng ba cạnh. Từ đó, đã làm sáng tỏ những truyền thuyết về việc An Dương Vương xây thành, là minh chứng hùng hồn về thiên tài quân sự của An Dương Vương, đặc biệt là kỹ thuật chế tạo và sử dụng cung tên.
Để phát triển du lịch gắn với di sản tại Cổ Loa, theo các chuyên gia, cùng với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể, Cổ Loa cần phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu như phong tục, lễ hội cổ truyền. Trong đó tiêu biểu là Lễ hội Cổ Loa – hay còn gọi là lễ hội Bát xã Loa thành, được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm, nhằm ca ngời công đức của vu An Dương Vương và các tướng lĩnh đã có công sáng lập nhà nước Âu Lạc, định đô ở Cô Loa, xây thành, chống giặc...
Một số hình ảnh về di tích Cổ Loa và triển lãm “Thành Cổ Loa - Từ truyền thuyết đến hiện thực” nhằm kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005/23-11-2023):