Văn hóa

Độc đáo Tết hoa mào gà

Như Hoa 02/11/2023 - 21:13

Cứ vào dịp cuối tháng 11 hằng năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong, người dân tộc Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) lại tổ chức Tết Hoa mào gà, hay còn gọi là Tết hoa.

Tết hoa mào gà - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà là một nét văn hóa độc đáo, khẳng định quá trình hình thành, tồn tại và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Tết Hoa cũng gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng mang đậm triết lý nhân sinh.

dong-bao-dan-toc-cong-coi-hoa-mau-ga-la-hoa-thieng-mang-nhieu-y-nghia-la-bieu-tuong-cho-su-may-man-tot-dep-den-voi-moi-nguoi..png
Đồng bào dân tộc Cống coi hoa màu gà là “hoa thiêng”, mang nhiều ý nghĩa, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt đẹp đến với mọi người.

Tết không chỉ để tạ ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe, may mắn cho mọi người mà còn là dịp để cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc, cầu an đầu năm mới. Ðây cũng chính là dịp để gửi gắm những ước nguyện về một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc thông qua những lời khấn của thầy mo thay mặt cho các gia đình trong bản.

Diễn trình Tết hoa mào gà bao gồm nhiều nghi thức, lễ thức độc đáo, thu hút mọi người tham gia, có tính cố kết cộng đồng cao. Đồng bào dân tộc Cống coi hoa màu gà là “hoa thiêng”, mang nhiều ý nghĩa, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt đẹp đến với mọi người.

Tết Hoa của dân tộc Cống gồm hai phần: Lễ và hội. Phần lễ tổ chức tại nhà thầy cúng hoặc trưởng dòng họ sau đó mỗi gia đình sẽ về làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia đình mình. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian mang nhiều nét đặc sắc…

Phần lễ gồm Lễ cúng chung của bản và lễ cúng riêng ở mỗi gia đình, thực hiện vào khoảng 4 giờ chiều hôm trước và 7 giờ sáng hôm sau. Lễ vật dâng cúng có lợn, gà, vịt, rượu, cá, khoai sọ…

Người chủ trì lễ cúng trong ngày Tết Hoa mào gà thường sẽ là già làng, người có uy tín được bà con trong bản kính trọng và cũng chính là thầy cúng trong phần lễ. Trong phần này sẽ có nghi thức buộc chỉ cổ tay, cầu mong sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Trong lý này, thầy cúng sẽ chọn một đứa trẻ trong bản cùng giúp thầy thực hiện các nghi lễ. Đứa trẻ được bế ngồi bên mâm lễ, thầy cúng đọc bài khấn dụ hồn trẻ nhỏ về ăn Tết năm mới.

Sau lễ cúng chung của bản sẽ là lễ cúng ở các gia đình do người đàn ông chủ nhà thực hiện. Trước đây, Tết hoa mào gà thường được bà con tổ chức từ ba đến bốn ngày, nay rút ngắn chỉ còn hai ngày, một đêm.

Thầy cúng lấy tiết gà đánh dấu lên trán cho trẻ nhỏ để cầu xin thần linh, tổ tiên phù hộ cháu nhỏ sức khỏe, học giỏi, mau trưởng thành và thành người tốt, góp sức xây dựng bản làng ấm no.

Thầy cúng lấy tiết gà đánh dấu lên trán cho gia chủ để cầu xin thần linh, tổ tiên phù hộ người trong gia đình gia chủ sang năm mới dồi dào sức khỏe, gặp nhiều điều an lành, may mắn.

Một đặc điểm quan trọng của Tết Hoa mào gà là món ăn truyền thống đặc biệt, đó là món thịt heo nướng. Thịt heo nướng được chuẩn bị kỹ lưỡng và nướng trên lửa than, tạo ra một hương vị đặc biệt và thơm ngon. Món ăn này thường được dùng trong bữa cơm gia đình và cũng là món quà đặc biệt mà người dân Cống Điện Biên trao tặng cho nhau trong dịp này.

Trong những ngày diễn ra Tết hoa mào gà, thiếu nữ người Cống thường chọn những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, mới nhất đi chơi hội. Sau những hồi trống, chiêng vang xa khắp bản làng, thầy cúng sẽ thực hiện các lễ thức đầu tiên để mời gọi các thần linh, tổ tiên về dự lễ.

Tết hoa mào gà là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời, tiêu biểu nhất trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Cống, chứa đựng những nghi thức văn hóa độc đáo.

Sau phần lễ, tối đến, cả bản sẽ tập trung cùng nhau vui hội với những tiếng hát, điệu xòe, cùng nhảy múa, hát ca. Sáng ngày hôm sau, bà con sẽ lại cùng tham gia các trò chơi dân gian dân tộc như kéo co, đi cà kheo, cù quay... Các trò chơi diễn ra sôi nổi trong sự cổ vũ nhiệt tình của bà con dân bản.

hoa-mao-ga-vo-cung-quan-trong-trong-doi-song-van-hoa-tinh-than-cua-dong-bao-cong..png
Hoa mào gà vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Cống.

Duy trì và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo

Suốt trong những ngày Tết, cả bản tưng bừng trong không khí lễ hội, họ nắm tay nhau trong điệu xòe đoàn kết và cùng hát những làn điệu dân ca truyền thống rồi nhảy múa, hát ca và ném những hạt giống thóc, ngô ra khắp không gian xung quanh với mong ước bản làng bước sang một mùa vụ mới vạn vật sẽ sinh sôi, nảy nở.

Dân tộc Cống sinh sống ở huyện Nậm Pồ chỉ có ở một bản duy nhất là bản Lả Chà, xã Pa Tần, với 82 hộ, hơn 400 nhân khẩu. Cũng như các dân tộc khác trên địa bàn, người dân tộc Cống có đời sống tinh thần phong phú thông qua trang phục, các phong tục tập quán, lễ hội như: Tết hoa, Lễ cúng bản, Lễ tạ ơn Ngọc Hoàng... Trong đó Tết hoa mào gà là độc đáo nhất bởi đây là nghi lễ trong ngày tết cổ truyền của người Cống.

Sau các nghi lễ, không phân biệt già trẻ gái trai, người Cống hòa mình vào đất trời thiên nhiên mang niềm vui được mùa gửi vào trong các điệu múa cổ truyền, qua tiếng trống, tiếng chiêng ngày tết.

Người Cống cũng quan niệm, ngày tết là phải vui, phải chơi hết mình thì mới may mắn cho một năm sau. Ngoài ra, Tết hoa cũng là dịp để cộng đồng người Cống bản Lả Chà so tài qua các môn thể thao dân tộc. Nhờ vậy, nên ngày tết rộn ràng, vui tươi hơn.

Dù nhân khẩu không đông, song đồng bào Cống ở tỉnh Điện Biên luôn có ý thức giữ gìn các nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình. Một trong số những nét đẹp được bảo tồn khá nguyên vẹn phải kể đến Tết hoa mào gà.

Tết hoa mào gà không chỉ là một ngày lễ truyền thống quan trọng mà còn thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên và thiên nhiên. Đây là cơ hội để cộng đồng người Cống Điện Biên duy trì và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của họ.

Tết hoa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứa đựng những yếu tố văn hóa tích cực gắn với xã hội của người Cống, phản ánh sinh động đời sống và bản sắc người dân tộc Cống bản Lả Chà nói riêng và người Cống ở tỉnh Điện Biên nói chung.

Theo chủ tịch UBND xã Pa Tần Lò Văn Thân, người Cống ở Pa Tần sống tập trung tại bản Lả Chà. Được sự quan tâm của các cấp, ngành, cùng nhận thức của bà con ngày càng được nâng cao, nên các hủ tục đã dần được xoá bỏ, bà con đoàn kết thi đua phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Đời sống tinh thần của người Cống ở Điện Biên khá phong phú với nhiều nghi lễ. Trong đó, theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Tết hoa mào gà là một trong những nghi lễ độc đáo và quan trọng nhất.

Như Hoa