Đời sống xã hội

Tôn vinh giá trị văn hóa, thiên nhiên ở Chư Đang Ya qua lễ hội hoa dã quỳ

TH 01/11/2023 - 19:59

Tuần lễ hoa dã quỳ không chỉ nhằm tôn vinh giá trị di sản mà thiên nhiên ban tặng, mà còn là sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân địa phương được tổ chức hàng năm, thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, trải nghiệm.

1-anh-01-11-23-hoa-da-quy-no-ro-tren-khap-trien-doi.jpg
Hoa dã quỳ nở rộ trên khắp triền đồi

Núi lửa ở xã Chư Đang Ya đã ngưng hoạt động từ hàng triệu năm nay, nhưng nham thạch đã tạo cho vùng đất này những lớp đất phì nhiêu, màu mỡ, đem lại cho địa phương nhiều sản vật. Trong đó, Chư Đang Ya được biết đến là thiên đường của hoa dã quỳ.

2-anh-01-11-23-dong-bao-jrai-vui-don-hoa-da-quy-duoi-chan-nui-lua-chu-dang-ya.jpg
Đồng bào Jrai vui đón hoa dã quỳ, dưới chân núi lửa Chư Đang Ya

Vào tháng 11 hàng năm, loài hoa của biểu tượng của tình yêu mãnh liệt sẽ nở vàng rực, điểm thêm vào vẻ đẹp của vùng đất Chư Đang Ya. Hiếm có nơi nào mà hoa dã quỳ lại mọc nhiều, tươi tốt và nở rộ rực rỡ như ở Chư Đang Ya. Hoa mọc hai bên đường, trên các lối đi, ven hồ, ven suối, đua nhau khoe sắc trên sườn núi tạo thành những tấm thảm vàng, trải dài dường như đến vô tận.

Với những ai yêu thích khám phá cảnh đẹp, thì thời điểm ngắm hoa đẹp nhất là vào buổi sáng. Đó là lúc mặt trời vừa lấy đi những giọt sương mai cuối cùng, đọng trên những cánh hoa.

3.-anh-01-11-23-tai-hien-le-hoi-mung-lua-moi-cua-dong-bao-jrai.jpg
Tái hiện lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Jrai

Theo ông Nguyễn Ngọc Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, thời gian diễn ra lễ hội hoa dã quỳ được diễn ra từ ngày 8 đến 14/11/2023, trọng điểm là ngày 10-12/11/2023, tại nhà rông làng Ia Gri, khu vực núi lửa xã Chư Đang Ya và một số địa điểm khác trên địa bàn xã Chư Đang Ya và xã Nghĩa Hưng.

Tại đây, với các chủ đề hấp dẫn “Sống động nhịp điệu giã gạo”; “Ngày hội dân gian – Kết nối các dân tộc”; “Đêm hội nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên”... Lễ hội hoa dã quỳ sẽ có nhiều hoạt động phong phú về văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian sẽ được diễn ra như: Trình diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng...; thi đẩy gậy, đi cà kheo, kéo co, nhảy bao bố...; Múa sạp, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt, giã gạo...

4-anh-01-11-23-ve-dep-hoang-so-ky-vi-cua-nui-lua-chu-dang-ya.jpg
Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của núi lửa Chư Đang Ya, được tô điểm thêm màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ

Nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác và đầu ra cho các sản phẩm của người nông dân, nhân dịp lễ hội hoa dã quỳ, địa phương cũng chú trọng quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của mình.

5-anh-01-11-23-thieu-nu-dan-toc-jrai-khoe-sac-cung-hoa-duoi-anh-ban-mai.png
Thiếu nữ dân tộc Jrai khoe sắc cùng hoa dưới ánh ban mai

Qua phiên chợ nông sản an toàn, trưng bày quầy hàng lưu niệm, giới thiệu nông sản sách và những sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của người dân địa phương làm ra. Để giới thiệu với khách đến vui chơi và thăm quan nơi đây, huyện Chư Păh cũng sẽ mang trưng bày một quầy sách, giới thiệu văn hóa, lịch sử của huyện.

6-anh-01-11-23-cac-em-nho-nguoi-dan-toc-jrai-vui-choi-ben-hoa-da-quy.jpg
Các em nhỏ người dân tộc Jrai vui chơi bên hoa dã quỳ

Lễ hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya, thực sự là cơ hội để du khách có thể tìm hiểu về phong tục tập quán, cũng như ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên nói chung và Chư Đang Ya nói riêng.

TH